Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật nuôi cá đối mục

Trong vài năm trở lại đây, nhiều hộ nuôi tôm tại Bình Định đã dần chuyển sang nhiều hình thức nuôi với các đối tượng nuôi khác nhau để hạn chế rủi ro dịch bệnh, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Cá đối mục
Cá đối mục thương phẩm. Ảnh: NTN

Cá đối mục (Mugil cephalus) là đối tượng đã được nuôi trong các ao nuôi tôm suy thoái, bị bỏ hoang và bước đầu cho thấy những hiệu quả tích cực mang lại về kinh tế, xã hội và môi trường. Qua đây, cũng xin giới thiệu đến bà con một số kỹ thuật nuôi cá đối mục trong các ao nuôi tôm suy thoái:

1.  Lựa chọn vị trí và thiết kế ao nuôi

1.1 Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi

- Chọn vị trí xây dựng ao nuôi ở vùng trung du triều, biên dộ triều khoảng 2 – 3m để tiện cho việc cải tạo ao, tháo và lấy nước trong quá trình nuôi.

- Gần nguồn nước: Cung cấp đầy đủ trong suốt quá trình nuôi cá, nước phải sạch bảo đảm các chỉ tiêu nuôi tôm cá. Không có nước thải đổ vào như nước thải các nhà máy công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi gia súc gia cầm đặc biệt là nước thải y tế.

- Có khả năng cấp thoát nước chủ động, không bị hạn hán và không bị ngập úng trong mùa mưa lũ.

- Phải có hệ thống giao thông thuận tiện giúp cho việc cung ứng vật tư, trang thiết bị và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi.

- Điều kiện thổ nhưỡng: ít mùn bã hữu cơ, độ kết dính của đất tốt không bị sạt lỡ và giữ được nước, tốt nhất là đất thịt hoặc đất thịt pha cát.

Bảng 1
Bảng: Các yếu tố môi trường thích hợp để nuôi cá đối mục thương phẩm

1.2 Thiết kế, xây dựng ao nuôi

- Ao có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật.

- Bờ ao: Phải chắc chắn, không bị rò rỉ tránh thất thoát nước và cá trốn thoát, không có hang hốc là nơi trú ẩn của địch hại. Mặt bờ rộng tối thiểu 1 – 1,5m, độ cao an toàn bờ tối thiểu phải cao hơn mực nước cao nhất hàng năm là 0,5m. 

- Hệ thống cấp thoát nước: mỗi ao nên có 2 cống đối diện nhau, cống cấp nước cao hơn mặt nước ao, cống thoát nước thấp hơn nền đáy ao. Khẩu độ cống tùy theo diện tích ao.

- Độ sâu mực nước của ao nuôi từ 1,2 – 1,5 m.

- Đáy ao: bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát nước.

1.3 Chuẩn bị ao nuôi

- Ao nuôi phải được tháo cạn nước, vét bùn, rửa sạch đáy ao. 

- Bón vôi: với liều lượng 10 – 20 kg/100 m2 với những ao có pH đất cao (pH ≥ 6,5). Nếu ao có pH thấp (pH ≤ 6) liều lượng vôi bón cho ao khoảng 30 – 50 kg/100 m2.

- Phơi đáy ao 3 – 5 ngày.

- Bón lót: Ao nuôi phải được cày bừa kỹ và bón lót bằng phân chuồng ủ hoai với liều lượng 2,5 – 5,0 tấn/ha. 

-  Lấy nước vào ao (Chia làm 2 lần):  

+ Lần 1: lấy nước vào ao khoảng 25 – 30 cm và giữ nguyên mực nước đó trong vòng 7 – 10 ngày để sinh vật phù du phát triển.

+ Lần 2: Nâng mực nước trong ao lên khoảng 1,2 – 1,5 m khi độ trong đạt 30 – 40 cm thì thả giống.

2. Chọn và thả cá

- Tiêu chuẩn cá giống: Cá giống đồng đều về kích thước, khỏe mạnh, không bị xây xát, dị tật, bơi lội hoạt bát và có màu trắng sáng.

- Kích cỡ: > 04 cm/con.

- Mật độ thả: 1 – 3  con/m2.

Cá đối mục giống
Cá đối mục giống. Ảnh: NTN

- Thả cá vào lúc trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối). Trước khi thả cá tiến hành ngâm túi đựng cá giống trong ao nuôi từ 5 – 10 phút, sau đó mới mở miệng túi thả cá ra từ từ.

3. Cho ăn 

- Loại thức ăn: Cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên.

Bảng 2
Bảng 2: Lượng thức ăn hàng ngày.

- Số lần cho ăn: 2 lần/ngày vào 6 – 7 giờ và 17 – 18 giờ.

- Cứ 7 – 10 ngày kiểm tra tốc độ tăng trưởng để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Kiểm tra sự tăng trưởng bằng cách lấy mẫu để đo chiều dài và cân trọng lượng cá.

4. Quản lý các yếu tố môi trường 

- Trong quá trình nuôi, thường xuyên theo dõi màu nước, xác định các yếu tố môi trường, theo dõi các yếu tố môi trường. Theo dõi tình trạng sức khỏe, các bệnh lý để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Mực nước trong ao nuôi luôn duy trì trên 1,2m, lượng nước thay đối từ 20 – 30%/lần thay, thời gian thay nước tùy theo mức độ ô nhiễm trong ao.

- Sử dụng các loại máy đảo nước, máy sục khí để duy trì lượng oxy hòa tan tối ưu trong ao nuôi, đặc biệt là sau khi mặt trời lặn. Trong thời gian đầu của quá trình nuôi chỉ chạy máy quạt nước vào buổi tối, khi cá lớn tùy theo tổng khối lượng cá trong ao nuôi mà điều chỉnh thời gian chạy máy quạt nước cho phù hợp.

5. Phòng bệnh

- Hệ thống ao nuôi: Trang thiết bị và dụng cụ trong trại sản xuất giống phải thường xuyên vệ sinh, xử lý mầm bệnh và tiệt trùng.

- Giống cá trước khi thả nuôi cần phải xử lý bệnh, tắm trong dung dịch Oxytetracylin 5 ppm. Thời gian khoảng 30 – 60 phút.

- Thức ăn cho cá còn niên hạn sử dụng không nên sử dụng các loại thức ăn đã cũ hoặc ẩm mốc. Cho cá ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cá.

- Định kỳ thay nước để cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.

6. Thu hoạch

- Thu hoạch cá có thể thu một phần trong ao hoặc thu tất cả.

- Thu hoạch hàng ngày, tùy theo nhu cầu thị trường, có thể được thực hiện bằng cách sử dụng lưới bén, lưới có kích thức mắt lưới phù hợp.

- Thu toàn bộ cá trong ao bằng cách tháo cạn nước. 

Bảng 3
Bảng 3: Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được.

Đăng ngày 07/04/2022
NTN @ntn
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 02:29 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 02:29 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 02:29 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 02:29 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 02:29 28/12/2024
Some text some message..