Hướng dẫn giải pháp trồng trọt, chăn nuôi trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vụ Hè Thu 2016 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Để chủ động ứng phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vụ Hè Thu 2016 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đồng thời làm cơ sở để người dân lựa chọn giải pháp trồng trọt, chăn nuôi thích ứng với tình hình thời tiết, nguồn nước hiện nay và trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn giải pháp trồng trọt, chăn nuôi trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vụ Hè Thu 2016 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như sau:

han han

1.Về tình hình thủy văn, xâm nhập mặn trên các sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố:

Số liệu tại các trạm quan trắc từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 3 năm 2016, cụ thể như sau:

* Hệ sông Nhà Bè - Đồng Nai: Giá trị mặn tại Mũi Nhà Bè trên sông Đồng Nai cao nhất Max = 13,32%o, bình quân = 11,97%o, cao hơn so với mặn cùng kỳ năm 2015 (Max = 9,04%o, bình quân = 6,86%o).

* Hệ sông Sài Gòn: tại vùng Thủ thiêm, độ măn cao nhất Max = 6.03%o, bình quân = 5,11%o, cao hơn so với mặn cùng kỳ năm 2015 (Max = 3,49%o, bình quân = 3,12%o).

* Khu vực Bình Chánh: Độ mặn khu vực Cầu Ông Thìn cao nhất Max = 13,47%o, bình quân = 11,63%o, cao hơn so với mặn cùng kỳ năm 2015 (Max = 9,91%o, bình quân = 7,88%o).

* Khu vực kênh C – Chợ Đệm nhiễm mặn cao nhất là Max = 8,75%o, bình quân = 7,56%o, cao hơn so với mặn cùng kỳ năm 2015 (Max = 6,08%o, bình quân = 5,50%o).

* Vùng kênh Xáng – An Hạ với giá trị mặn Max = 3,27%o, bình quân = 2,36%o, cao hơn so với mặn cùng kỳ năm 2015 (Max = 3,01%o, bình quân = 2,14%o).

* Khu vực Quận 1, 2, 3 và Quận 9: tại phà Cát Lái, mặn lớn nhất đạt trị số là Max = 8,45%o, bình quân = 7,18%o, cao hơn so với mặn cùng kỳ năm 2015 (Max = 4,90%o, bình quân = 3,76%o).

2. Về tình hình nguồn nước hồ Dầu Tiếng:

Mực nước hồ Dầu Tiếng ngày 25 tháng 3 là 19,72m, tương ứng với dung tích 764,68 triệu m3 (dung tích hữu ích là 295 triệu m3). Hiện nay, hồ Dầu Tiếng đang giảm dần lượng nước kênh Đông và sẽ tiến hành cắt nước từ ngày 01 tháng 4 năm 2016 đến ngày 15 tháng 4 năm 2016. Thời gian mở nước kênh đông để phục vụ sản xuất vụ Hè Thu năm 2016 từ ngày 16 tháng 4 năm 2016.

3. Nhận định, dự báo tình hình: Theo dự báo, mùa khô năm 2016 sẽ kéo dài đến tháng 6 năm 2016, cuối tháng 3 năm 2016 nồng độ mặn sẽ tăng và diễn biến phức tạp hơn, kết hơp đây là thời kỳ cao điểm của mùa khô năm 2016. Độ mặn tại 02 vị trí Mũi Nhà Bè và Cầu Ông Thìn sẽ tăng đạt ngưỡng 14 – 16 (%o), trạm Cát Lái và Thủ Thiêm độ mặn dao động quanh ngưỡng 7 – 14 (%o) và Kênh C, Kênh Xáng >4 (%o).

4. Giải pháp:

* Đối với khu vực trồng trọt:

- Trên cây lúa:

+ Khu vực chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn: huyện Cần Giờ (xã Lý Nhơn), Bình Chánh (Hưng Long), Quận 9 (Long Bình, Trường Thạnh…).

+ Khu vực chịu ảnh hưởng của hạn hán: huyện Củ Chi (Trung Lập Hạ, Nhuận Đức).

Giải pháp gieo trồng lúa vụ Hè Thu năm 2016

+ Lịch gieo sạ lúa Hè Thu từ ngày 05 tháng 4 năm 2016 chậm nhất đến ngày 30 tháng 5 năm 2016, riêng khu vực huyện Cần Giờ chậm nhất đến 01 tháng 7 năm 2016.

+ Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các đợt xuống giống cần căn cứ vào lượng mưa, độ mặn và dự báo về thời điểm rầy nâu trưởng thành di trú; Nông dân cần lưu ý:

+ Vùng sử dụng nước kênh Đông, nước Sông Sài Gòn (huyện Củ Chi): không xuống giống trước ngày 05 tháng 4 năm 2016 nhằm tránh các đợt rầy nâu di trú từ ngày 01 tháng 4 năm 2016 đến ngày 7 tháng 4 năm 2016 có khả năng lan truyền virus vàng lùn, lùn xoắn lá. Bệnh cạnh đó chú ý thời điểm lịch điều tiết nước phục vụ sản xuất vụ Hè Thu năm 2016 của hồ Dầu Tiếng, cụ thể: thời điểm cắt nước trên hệ thống thủy lợi kênh Đông Củ Chi từ ngày 01 tháng 4 năm 2016 đến ngày 15 tháng 4 năm 2016 (trong thời gian cắt, giảm nước kênh Đông vẫn duy trì lưu lượng cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước kênh Đông), bà con chủ động bố trí mùa sản xuất phù hợp, tăng cường việc tích trữ nước để tưới, sử dụng nước tưới kiệm, không xả bỏ lãng phí nguồn nước.

+ Vùng sử dụng nước mưa (huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn và một số xã huyện Củ Chi): xuống giống trong tháng 5 năm 2016. Thời điểm cụ thể sẽ căn cứ vào lượng mưa, dữ liệu thu hoạch lúa phía Nam và dữ liệu bẫy đèn để có thông báo cụ thể.

+ Vùng chịu ảnh hưởng thủy triều (quận 9 và huyện Cần Giờ): sẽ căn cứ vào độ mặn, dữ liệu thu hoạch lúa của phía Nam và dữ liệu bẫy đèn để có thông báo lịch gieo sạ cụ thể.

Cơ cấu giống lúa vụ Hè Thu năm 2016.

+ Sử dụng giống xác nhận, kháng rầy nâu, sạch bệnh, sạch hạt cỏ, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương để đảm bảo năng suất và giảm áp lực rầy nâu.

+ Tại vùng sản xuất 3 vụ lúa phấn đấu bố trí 4 - 5 giống chủ lực và diện tích giống chủ lực không chiếm quá 20% diện tích gieo trồng.

+ Các giống lúa được Cục Trồng trọt khuyến cáo sử dụng tại Vùng Đông Nam bộ và TP. Hồ Chí Minh: sử dụng các giống ngắn ngày chịu mặn như: OM5451; OM2517; OM6976; OM6162; OM9921; GKG1; OM6677.

Kỹ thuật canh tác cây lúa vụ Hè Thu năm 2016:

+ Vùng bị nhiễm mặn trên 3%o tuyệt đối không xuống giống.

+ Vùng bị nhiễm mặn dưới 3%o có thể xuống giống và phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như sau:

. Sử dụng các giống ngắn ngày chịu mặn như OM5451; OM2517; OM6976; OM6162; OM9921; GKG1; OM6677.

. Cày phơi đất, khi có nguồn nước ngọt tranh thủ rửa mặn.

. Tăng cường bón phân hữu cơ và bón vùi vôi khi làm đất, lượng 500 – 1000kg vôi bột/ha.

. Sử dụng các dạng phân urê chậm tan như đạm vàng (ure 46A+) hoặc đạm xanh (Ure + NEB26) để chống thất thoát đạm. Tăng cường bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2S04) trong giai đoạn đầu.

. Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới đủ nước cho 3 lần bón phân và thời kỳ trổ, khi có nước ngọt tranh thủ rửa mặn liên tục nhiều lần.

. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2%o đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh; dưới 1%o đối với gian đoạn mạ, lúa làm đồng và trổ).

. Nếu giai đoạn mạ bị hạn nặng cần tưới phun nước ngọt cho mạ hoặc kết hợp tưới phun nước ngọt khi sử dụng thuốc BVTV với lượng nước phun khoảng 600 – 800 lít /ha.

- Trên cây rau:

. Vùng chịu ảnh hưởng của hạn hán chủ yếu tập trung tại các vùng sản xuất rau trọng điểm của thành phố như Củ chi (xã Bình Mỹ), Hóc Môn (xã Nhị Bình), Quận 12 (phường Thạnh Xuân), Bình Chánh (xã Hưng Long, Tân Quý Tây).

. Giải pháp:

+ Lịch thời vụ gieo trồng cây rau theo nông lịch vụ Hè Thu được xác định từ ngày 01 tháng 4 năm 2016 đến ngày 30 tháng 6 năm 2016.

+ Nên bố trí luân canh cây trồng hợp lý, luân canh với cây khác họ (ví dụ: cải – đậu – dưa, lúa – đậu).

- Đối với cây ăn quả:

+ Khi có nguy cơ nhiễm mặn, chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình…) phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn để hạn chế thoát hơi nước.

+ Khi đã bị nhiễm mặn: Bón bổ sung Sulphate Kali (K2S04), vôi bột lượng 500 – 1000 kg/ha. Nếu hạn, mặn kéo dài phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như KN03 (10g/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humie, Dexamone…). Không tưới nước có độ mặn trên 2%o. Khi có nguồn nước ngọt, tranh thủ tích nước và tưới để giữ ẩm.

* Đối với khu vực nuôi trồng thủy sản:

- Vùng nuôi thủy sản xã Nhơn Đức, Hiệp Phước huyện Nhà Bè

Tình hình chất lượng nguồn nước:

Chỉ tiêu lý hóa: Hiện nay tại khu vực Cầu Sóc Vàm, Bến đò Kinh lộ - xã Hiệp Phước và Rạch Tôm – xã Nhơn Đức các chỉ số như: pH, độ mặn, độ kiềm, DO, độ trong, nhiệt độ đạt giới hạn thích hợp nuôi tôm. Chỉ số NH4-N ở khu vực Cầu Sóc Vàm, Bến đò Kinh lộ - xã Hiệp Phước đạt giới hạn cho phép (0.09 – 0.13mg/l) trừ khu vực Rạch Trôm – xã Nhơn Đức vượt giới hạn cho phép (1.45mg/l), chỉ số COD tại các khu vực đều vượt giới hạn cho phép. (3.22 – 5.60mg/l).

Chỉ tiêu vi sinh: Hầu hết các khu vực xã Hiệp Phước và xã Nhơn Đức có sự hiện diện của Vibro spp ở mật độ thấp (<10 – 0.155 x 103CFU/ml) không có sự hiện diện của Vibrio phát sáng.

Phương án nuôi: Thời tiết hiện nay có nhiều biến động, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn, trời lạnh vào ban đêm kéo dài đến sáng sớm, nắng nóng vào buổi trưa độ mặn có chiều hướng gia tăng dẫn đến phát sinh dịch bệnh, độ mặn hiện nay khu vực Bến Đò Kinh Lộ tăng 1%o so với cùng kỳ năm 2015, khuyến cáo nông dân cần lưu ý:

+ Xử lý độ mặn thích hợp nhất trước khi cho nước vào ao nuôi đồng thời để ổn định nhiệt độ trong ao nuôi cần duy trì mực nước trên 1m.

+ Đối với ao đang nuôi: Không được cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, cần phải qua ao lắng để xử lý nhằm đảm bảo chất lượng nước phù hợp nhất khi cấp nước vào ao nuôi. Riêng khu vực Rạch Tôm – xã Nhơn Đức hàm lượng NH4-N cao gấp nhiều lần, cần sử dụng hợp chất hấp thụ khí độc nhằm đảm bảo chất lượng nước khi cấp vào ao nuôi.

+ Bổ sung thêm vitamin vào thức ăn cho tôm nhất là vitamin C nhằm tăng sức đề kháng, chống sốc cho tôm khi thời tiết thay đổi.

+ Xử lý diệt khuẩn trước khi cấp nước vào ao nuôi nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh cho tôm. Vệ sinh trang trại, lao động trong trại nuôi, cần hạn chế đi lại giữa các trại, bao lưới khu vực ao nuôi nhằm hạn chế sự xâm nhập của các ký chủ trung gian mang mầm bệnh (như cua, còng, tép…).

- Vùng nuôi tôm thủy sản xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp huyện Cần Giờ.

Tình hình chất lượng nguồn nước

Chỉ tiêu lý hóa: Hiện nay các chỉ số như pH, Độ mặn, DO, độ trong, nhiệt độ giới hạn thích hợp nuôi tôm. Chỉ số NH4-N ở khu vực Kinh Bà Tổng, Kinh Hốc Hỏa – xã An Thới Đông và Khu vực Tắc Tây Đen, Rạch Đước – xã Tam Thôn Hiệp và Khu vực Cống T3 – xã Lý Nhơn đạt giới hạn cho phép (<0.01 – 0.25mg/l) trừ khu vực Bông Giếng, Rạch Đước – xã Bình Khánh và Khu vực Doi Tiều, Rạch Gốc Tre – xã Lý Nhơn vượt giới hạn cho phép (0.45 – 0.87 mg/l). Hầu hết các khu vực có chỉ số COD vượt ngưỡng cho phép (3.84 – 45.6mg/l) trừ khu vực Kinh Bà Tổng – xã An Thới Đông đạt giới hạn cho phép (2.56mg/l).

Chỉ tiêu vi sinh: Tại các khu vực xã Bình Khánh, An Thới Đông và xã Tam Thôn Hiệp có sự hiện diện của Vibro spp nhưng ở mật độ thấp (<10 – 0.25 x 103CFU/ml), trừ khu vực Rạch Đước – xã Bình Khánh, khu vực Doi Tiều, Cống T3 – xã Lý Nhơn có mật độ cao (1.20 – 1.455 x 103CFU/ml) và không có sự hiện diện của Vibrio phát sáng trừ khu vực Rạch gốc Tre, Cống T3 – xã Lý Nhơn.

Phương án nuôi: Thời tiết hiện nay có nhiều biến động, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn, trời trở lạnh vào ban đêm kéo dài đến sáng sớm, nắng nóng vào ban ngày độ mặn có chiều hướng gia tăng dẫn đến phát sinh dịch bệnh, độ mặn hiện nay khu vực Cống T3 – xã Lý Nhơn tăng 1%o so với cùng kỳ năm 2015. Các thông số kỹ thuật nằm trong giới hạn thích hợp nuôi tôm, tuy nhiên khuyến cáo nông dân cần lưu ý:

+ Xử lý độ mặn thích hợp nhất trước khi cho nước vào ao nuôi đồng thời để ổn định nhiệt độ trong ao nuôi cần duy trì mực nước trên 1m.

+ Đối với ao đang nuôi: Không được cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, cần phải qua ao lắng để xử lý nhằm đảm bảo chất lượng nước phù hợp nhất khi cấp nước vào ao nuôi. Riêng khu vực Bông Giếng, Rạch Đước – xã Bình Khánh và Khu vực Doi Tiều, Rạch Gốc Tre – xã Lý Nhơn hàm lượng NH4-N cao gấp nhiều lần, cần sử dụng hợp chất hấp thụ khí độc nhằm đảm bảo chất lượng nước khi cấp vào ao nuôi.

+ Bổ sung thêm vitamin vào thức ăn cho tôm nhất là vitamin C nhằm tăng sức đề kháng, chống sốc cho tôm khi thời tiết thay đổi.

+ Vệ sinh trang trại, lao động trong trại nuôi, cần hạn chế đi lại giữa các trại, bao lưới khu vực ao nuôi nhằm hạn chế sự xâm nhập của các ký chủ trung gian mang mầm bênh (như cua, còng, tép)…

+ Thường xuyên vệ sinh đáy ao, quản lý tốt môi trường nước ao nuôi.

- Vùng nuôi nghêu Thị trấn Cần Thạnh, xã Lý Nhơn huyện Cần Giờ

Tình hình chất lượng nước:

Chỉ tiêu lý hóa:

+ Độ pH tại các khu vực nằm trong giới hạn cho phép (pH = 7.86 - 7.99).

+ Độ mặn tại hầu hết khu vực nuôi nghêu cao nằm trong khoảng 30 - 32%o, NH4-N tại các khu vực nằm trong giới hạn cho phép.

+ Độ kiềm tại các khu vực dao động (101–105mg CaCo3//l).

+ COD tại các khu vực nằm trong giới hạn cho phép trừ khu vực Sân Xim – Vùng nuôi khu vực Cần Thạnh, khu vực Sân Tư Trung – Vùng nuôi khu vực 30/4, Sân Quẹo – Vùng nuôi khu vực Vịnh Đồng Hòa vượt giới hạn cho phép (3.12 - 3.76mg/l).

Chỉ số vi sinh:

Hầu hết các khu vực có sự hiện diện của Vibrio spp nhưng ở mật độ thấp (0.015 - 0.32x103CFU/ml) trừ khu vực Sân Tư Trung – Vùng nuôi khu vực 30/4 có mật độ cao (1.2 - 3.35x103CFU/ml). Các khu vực đều có sự hiện diện của Vibrio phát sáng (25 - 290CFU/ml) trừ khu vực Đầu Kinh 50 Thạnh An và Ngang Trạm BP TA và Đầu Vàm TA – xã Lý Nhơn không có sự hiện diện.

Phương án nuôi:

+ Hiện nay độ mặn xấp xỉ cùng kỳ năm 2015 nhưng người dân cần chú ý ký sinh trùng Perkinsus sp có xu hướng phát triển mạnh khi độ mặn và nhiệt độ tăng cao.

+ Khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên thả giống nghêu không rõ nguồn gốc.

+ Nên thả nuôi mật độ từ 180 - 200 con/m2; cỡ giống nuôi từ 400 - 600 con/kg.

+ Đối với nghêu đạt cỡ thu hoạch thì khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại xảy ra.

+ Đối với nghêu chưa đạt cỡ thu hoạch thì chủ động san thưa không để mật độ nuôi quá dày.

+ Có hiện tượng nghêu chết, tấp vào bờ, nhanh chóng thu gom xác nghêu trên bãi để tránh lây lan sang các cá thể nghêu còn sống. Trong trường hợp nghêu chết bị vùi dưới bãi, có biện pháp thu gom hợp lý, tránh làm ảnh hưởng môi trường sống của nghêu.

+ Chú ý vệ sinh bãi nuôi nghêu sau khi thu hoạch (cào, xới, hoặc bơm rữa, sát trùng bãi nuôi…)

- Vùng nuôi thủy sản xã Tân Nhựt, Phong Phú huyện Bình Chánh.

.Tình hình chất lượng nguồn nước:

Chỉ tiêu lý hóa:

+ Hiện nay tại khu vực xã Tân Nhựt chỉ số pH xấp xỉ giới hạn cho phép (pH= 6.80 - 6.96).

+ DO dao động nằm trong giới hạn cho phép (4.50 - 4.54mg/l).

+ Nguồn nước bị nhiễm mặn (5 - 6%o).

+ Đồ kiềm: xã Tân Nhựt và xã Phong Phú nằm trong giới hạn cho phép (105.5 - 137.5/lCaCO3).

+ Chỉ số COD xã Tân Nhựt dao động (10.00 - 11.03mg/l).

Chỉ tiêu vi sinh: có sự hiện diện của Vibrio spp nhưng ở mật độ thấp (0.195 - 0.235x103CFU/ml).

Phương án nuôi: Hiện nay nguồn nước bị nhiễm mặn nặng 5 - 6%o xấp xỉ cùng kỳ năm 2015, không nên cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, phải qua ao lắng để xử lý độ mặn, không nên thả giống vào thời điểm này, cần chú ý mực nước trong ao nuôi. Nguồn nước hầu hết các khu vực bị ô nhiễm hưu cơ, đề nghị bà con không nên cấp nước vào ao nuôi. Trong trường hợp nhất thiết cấp nước vào ao nuôi, cần phải qua ao lắng để xử lý làm giảm ô nhiễm hữu cơ, ổn định chỉ số COD và diệt vi khuẩn bằng các loại hóa chất sát khuẩn được phép sử dụng như BKC, Iodine…

Khuyến Nông TPHCM, 31/03/2016
Đăng ngày 01/04/2016
V.T (tổng hợp)
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:23 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 13:23 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 13:23 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 13:23 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 13:23 30/11/2024
Some text some message..