Hướng dẫn kỹ thuật ương nuôi nâng cấp hàu giống Thái Bình Dương

Hàu Thái Bình Dương có nguồn gốc từ Nhật Bản, có tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng phân bố rộng.

Hàu
Hàu Thái Bình Dương có nguồn gốc từ Nhật Bản

Đây là đối tượng nuôi quan trọng có giá trị kinh tế và xuất khẩu. Với ưu điểm phát triển nhanh, giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, vốn đầu tư lại thấp… hàu Thái Bình Dương đang là đối tượng nuôi triển vọng tại các vùng biển, bãi triều của nhiều địa phương.

1. Chọn địa điểm

- Khu vực ương nuôi phải nằm ở các vùng eo vịnh, đầm phá, những nơi có ít sóng gió.

- Chọn nơi có nguồn nước trong sạch, nguồn thức ăn phong phú, đặc biệt là thực vật phù du; không bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đổ vào; xa cửa các con suối, sông lớn đổ trực tiếp ra biển.

- Địa điểm ương nuôi ít chịu ảnh hưởng của sóng gió mạnh, không bị ảnh hưởng bởi tàu bè qua lại; không quá gần những công trình như cầu cảng, cống.

- Môi trường nước phải đảm bảo các thông số sau:

STTĐiều kiệnYêu cầu kỹ thuật
1Nguồn nướcNguồn nước sạch, không bị nhiễm bẩn do chất thải các ngành sản xuất và chất thải sinh hoạt của khu dân cư
2Độ mặn (%)15 – 30% (thích hợp nhất 20 – 25%)
3Độ trong (cm)
< 60 cm
4Nhiệt độ (oC)
25 – 30
5Độ pH
7,5 – 8,5
6Chất đáyCát, cát pha bùn, cát san hô vụn, hay vỏ động vật thân mềm
7Độ sâu
> 1,2 m (trong ao) và > 2 m (ngoài đầm)

2. Chọn và thả giống

2.1. Chọn giống

Giống hàu đơn sản xuất từ nhân tạo, khỏe mạnh, đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Kích cỡ đồng đều, khoảng 5 – 7 mm.

- Màu sắc nâu đen đặc trưng, mở khép vỏ nhanh nhẹn, hình dáng tròn, có dạng như cái muỗng.

- Vỏ hàu nguyên vẹn, không dập vỡ gờ tăng trưởng. Khi đưa ra khỏi môi trường nước, 2 mảnh vỏ đóng chặt, không bị sinh vật bám vào vỏ, các gờ tăng trưởng phân bố đều đặn, gai vỏ xuất hiện đều xung quanh trừ đỉnh vỏ.

2.2. Thả giống

- Hàu giống được ương trong rỗ nhựa hình chữ nhật với kích thước 40x60x20 cm. Dùng lưới có kích thước 2a = 8 mm lót bên trong rỗ tránh trường hợp hàu giống lọt ra ngoài. 

- Mỗi rổ chứa 500 hàu giống và được treo lên sợi dây. Các rỗ cách nhau 3 m và hai giàn dây cách nhau 3 m, chúng ta có thể ương trong ao hoặc ngoài đầm.

- Tiến hành thả hàu giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

3. Chăm sóc và quản lý

- Sau 3 – 5 ngày thì tiến hành vệ sinh rổ hàu một lần bằng cách kéo rổ lên và xuống vài lần cho đến khi rổ hàu sạch không còn bùn hay các vật bám vào. 

- Trong quá trình vệ sinh, thường xuyên kiểm tra và bắt cua hay cá con lọt vào rổ, vì những con cua này sau thời gian lớn lên nếu không bị bắt sẽ ở lại rổ và kẹp nát hàu. 

- Đối với ương trong ao đìa thì hàng ngày phải thay nước theo thủy triều lên xuống để đảm bảo đầy đủ thức ăn và dòng chảy cho hàu sinh trưởng.

- Định kỳ nữa tháng cân trọng lượng và xác định các kích thước của hàu: chiều cao, chiều rộng, chiều dài, trọng lượng và xác định tỷ lệ sống.

4. Phòng trừ địch hại

Địch hại của hàu trong quá trình ương nuôi có thể là yếu tố vô sinh và yếu tố hữu sinh.

- Yếu tố hữu sinh:

+ Những địch hại lớn nhất của hàu là: ốc lông, cua, ghẹ, và một số loại cá,…

+ Biện pháp phòng trị: dùng lưới có kích thước mắc lưới thích hợp để giữ hàu và ngăn chặn đich hại từ bên ngoài. Ngoài ra có thể dùng nước ngọt ngâm hàu hoặc để hàu ra ngoài ánh sáng sẽ tiêu diệt được động vật ký sinh bên ngoài.

- Yếu tố vô sinh:

+ Việc xuất hiện một số bệnh hay triệu chứng chết hàng loạt ở hàu thường đi kèm với sự biến đổi bất thường của một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, nồng độ muối, thức ăn,…

+ Trong môi trường ương nuôi hàu, việc đảm bảo các yếu tố môi trường tối ưu là vô cùng quan trọng, làm cho hàu khỏe mạnh, sức kháng bệnh tốt, tỉ lệ sống cao. Ngoài ra, chọn địa điểm và mùa vụ là nhân tố quyết định sự thành công trong ương nuôi hàu.

5. Thu hoạch

- Sau khoảng 50 – 60 ngày, hàu giống đạt kích thước chiều cao 30 – 35 mm thì tiến hành thu hoạch cho nuôi thương phẩm, tỉ lệ sống khoảng 54%. 

- Thời điểm thu hoạch thường vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Đăng ngày 26/07/2023
NTN @ntn
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 16:45 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 16:45 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 16:45 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 16:45 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 16:45 07/11/2024
Some text some message..