Hướng dẫn kỹ thuật và một số lưu ý khi nuôi cá vụ 3

Trong những năm gần đây biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp nắng nóng kéo dài đã làm cho mực nước tại các con sông và hồ đập nuôi thủy sản xuống thấp, khô cạn khiến hoạt động nuôi thủy sản bị ảnh hưởng. Để nuôi cá ruộng lúa vụ 3 và cá hồ đập nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân trên một đơn vị diện tích canh tác, cần lưu ‎ý một số nội dung sau:

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá vụ 3
Nuôi cá lồng hồ ở Nghệ An. Ảnh Báo Nghệ An

1.Hình thức nuôi cá ruộng vụ 3.

- Yêu cầu ruộng nuôi cá:  

+ Phải có hệ thống cấp thoát nước tốt, có đăng chắn giữ cá không để cá thoát ra ngoài và ngăn chặn cá tạp vào ruộng. Bờ vùng, bờ thửa chắc chắn, không bị xói lở và ngập nước vào mùa mưa, đất ruộng không quá chua phèn. 

+ Bờ ruộng phải cao hơn mức nước trong ruộng 0,5m, rộng 0,5m và có đường tràn phù hợp với diện tích vùng nuôi để đề phòng ngập lụt.

- Chuẩn bị ruộng nuôi cá:

+ Sau khi thu hoạch lúa, tiến hành tôn cao bờ thửa để chống thất thoát cá, dọn sạch cây rác bẩn và lấp hết hang hốc, tu sửa bờ đảm bảo chắc chắn không bị rò rỉ nước. 

+ Sau khi gặt lúa cần bón phân vô cơ với lượng 1,5-2kg/sào kết hợp với phân chuồng hoặc phân xanh với lượng 150 – 200 kg/sào để lúa chét phát triển tạo nguồn thức ăn cho cá trắm cỏ và thức ăn tự nhiên cho các loài cá khác.

+ Dùng vôi bột với liều lượng 50 – 70 kg/sào để diệt mầm bệnh, diệt cá tạp và ổn định pH.

+Hiện nay chuẩn bị mùa mưa vì vậy người dân cần chủ động đắp bờ lấy nước và tích trữ nước, đặc biệt đối với các ruộng nuôi không chủ động nguồn nước nhằm tránh tình trạng thiếu nước như các năm về trước. Nước lấy vào ruộng phải qua lưới lọc, để ngăn chặn rác thải và địch hại vào ruộng nuôi.

- Mùa vụ và thả giống:

+ Mùa vụ:  Thực hiện theo lịch mùa vụ của ngành thông báo. 

+ Con giống và thả giống:

Tùy thuộc vào điều kiện ruộng nuôi và nguồn nước để chọn đối tượng nuôi chính và mật độ nuôi thích hợp.

Mật độ thả: 40 - 60con/sào, kích cỡ 5 – 7 con/kg

- Chăm sóc và quản lý:

+ Định kỳ 5-7 ngày 1 lần bón phân với lượng:

Phân chuồng: 50-75kg/sào

Phân xanh: 25-50kg/sào

+ Thức ăn: Trong quá trình nuôi, ngoài nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có cần bổ sung thêm thức ăn tinh như cám gạo, bột sắn, bột ngô…, thức ăn xanh: bèo, cỏ, lá khoai, lá sắn…để cá lớn nhanh và cho năng suất cao.

+ Thường xuyên kiểm tra bờ ruộng, đăng chắn, cống cấp và thoát nước. Theo dõi tình hình mưa lũ và mực nước trong ruộng để điều chỉnh thích hợp cho cá phát triển tốt.

+ Vào thời điểm giao mùa hay mùa mưa bão là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh phát triển, sức đề kháng của cá yếu dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, nên bổ sung Vitamin C vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá và trước khi mưa cần bón vôi quanh bờ để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh và ổn định pH nước nuôi.

 + Thường xuyên có người canh giữ để hạn chế các trường hợp kích điện trong vùng nuôi.

2. Hình thức nuôi cá hồ đập.

- Mùa vụ và thả giống:

+ Mùa vụ:  Thực hiện theo lịch mùa vụ của ngành thông báo.

+ Mật độ 60 – 100kg/ha.

+ Kích cỡ 10 - 25 con/kg.

+ Tỷ lệ ghép và mật độ thả giống tùy thuộc vào khả năng cung cấp thức ăn và nguồn thức ăn sẵn có của mỗi hồ.

- Chăm sóc và quản lý:

+ Ngoài nguồn thức ăn sẵn có trong lòng hồ, cần bổ sung thêm các loại thức ăn sẵn có tại địa phương như lá sắn, cỏ, bã bia, bã sắn, sản phẩm thải chăn nuôi.

+ Có phương án bố trí đăng, lưới phòng khi nước trong hồ đập tăng cao.

*. Nuôi cá ruộng vụ 3 và hồ đập là hình thức nuôi yêu cầu con giống đạt kích cỡ lớn để phù hợp với môi trường nuôi và thời gian nuôi. Để đảm bảo nguồn giống cung ứng đủ cho người nuôi kịp thời vụ, các đơn vị sản xuất, hộ ương nuôi chuẩn bị để có đủ lượng giống đảm bảo về chất lượng, kích cỡ lớn đáp ứng nhu cầu thả nuôi cho người dân.

TSKN Nghệ An
Đăng ngày 08/10/2018
Tạ Quang Sáng
Kỹ thuật

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 08:00 16/02/2025

Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sức khỏe và năng suất tôm thẻ

Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm thẻ chân trắng. Nếu mật độ nuôi không hợp lý, tôm có thể bị suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ dịch bệnh và giảm năng suất. Do đó, người nuôi cần hiểu rõ mối quan hệ giữa mật độ thả nuôi và các yếu tố môi trường để đưa ra phương án nuôi hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:09 13/02/2025

Tôm bị teo gan, trống ruột do đâu?

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) đã và đang được xem là thách thức mà người nuôi tôm luôn phải đối mặt. Hội chứng chết sớm - EMS tuy là một bệnh từng xuất hiện ở Việt Nam đến nay đã lâu, nhưng mức độ rủi ro của chúng mang lại là rất cao.

Nhá tôm
• 10:12 12/02/2025

Một số vấn đề cần biết về sử dụng prebiotic trong nuôi tôm

Trong nuôi tôm, gần đây hay nhắc đến Prebiotic là một thành phần được lên men có chọn lọc dẫn đến những thay đổi đặc biệt về hoạt động của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, mang lại lợi ích cho sức khỏe của tôm.

Lợi khuẩn
• 11:26 11/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 07:06 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 07:06 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 07:06 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 07:06 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 07:06 17/02/2025
Some text some message..