Hướng dẫn làm món tôm lồng đèn may mắn, thu hút tài lộc cả năm

Tết Nguyên đán này hãy chiêu đãi cả gia đình món tôm lồng đèn thơm ngon và may mắn này nhé. Thực chất món này được làm từ tôm luộc và một vài nguyên liệu quen thuộc trong góc bếp của chị em, nhưng cách bài trí lại rất nịnh mắt.

Tôm lồng đèn
Món tôm lồng đèn nhìn rất hấp dẫn mà cách làm lại đơn giản không ngờ. Ảnh: afamily.vn

Thịt tôm mềm ngọt, không hề tanh cùng với phần khoai tây nghiền thơm ngậy. Những ngày Tết, khách đến nhà chơi, chị em hoàn toàn có thể trổ tài làm món tôm lồng đèn để cả nhà có thể thưởng thức.

Cách làm món tôm đèn lồng may mắn


Nguyên liệu cần thiết

Tôm tươi 21 con (mỗi lồng đèn được xếp từ 7 con tôm, nếu bạn muốn làm nhiều đèn lồng hơn thì có thể tăng số lượng tôm)

Ngô ngọt 20g, đậu Hà Lan 30g, cà rốt 1 củ, rong biển lá kim, hành lá, gừng, khoai tây

Nguyên liệu

Những nguyên liệu cần thiết cho món ăn

Cách thực hiện

Nếu không có tôm tươi sẵn, bạn có thể dùng tôm đông lạnh bán ngoài siêu thị đã đóng gói rất tiện lợi. 

Ngoài khoai tây, bạn có thể dùng khoai lang, khoai môn hoặc khoai mỡ, điều này phụ thuộc vào sự sáng tạo của bạn. Khoai gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ sau đó hấp chín. Để nguội, sau đó tán nhuyễn phần củ này.

Tôm tươi bóc vỏ bỏ đầu, rút chỉ đen. Đun sôi nồi nước, cho ngô và đậu vào làm chín, vớt ra. Thêm hành lá, gừng thái lát vào cùng 1 thìa rượu nấu ăn, đổ tôm vào chần chín, vớt ra để ráo. 

Nặn bột

Cho đậu Hà Lan, xíu muối và hạt tiêu vào phần khoai đã nghiền chín

Cho đậu Hà Lan, xíu muối và hạt tiêu vào phần khoai đã nghiền chín. Múc một phần bột lên đĩa, xếp 7 con tôm ôm lấy phần bột này. Cà rốt thái chỉ mỏng và khắc phần đui đèn, xếp chồng lên trên.

Dùng kéo cắt tấm rong biển thành dải mỏng, xếp lên đĩa theo hình cành cây, sau đó dùng hạt ngô tạo thành bông hoa. Đổ một lượng nước thích hợp vào nồi đun sôi, cho nước tương nhạt vào khuấy đều, thêm ít bột năng vào để trở thành nước sốt loãng, rưới lên tôm đèn lồng đã xếp là xong.


Thành quả đạt được

Chúc bạn thực hiện món tôm đèn lồng thành công nha!

Báo Phụ nữ Việt Nam
Đăng ngày 23/01/2023
Kỳ Vân Dương
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 12:05 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 12:05 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 12:05 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:05 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 12:05 16/11/2024
Some text some message..