Hướng dẫn quốc tế về quản lý Nghề cá quy mô nhỏ bền vững (SSF Guidelines)

Tại phiên họp thứ 29 của Ủy ban Nghề cá (COFI) - FAO tổ chức vào tháng 1 năm 2011 đã gợi ý cần phải xây dựng một công cụ có tầm quốc tế cho việc quản lý nghề cá quy mô nhỏ. Điều này được đưa ra dựa vào sự gia tăng nhận thức về vai trò của nghề cá như một phần quan trọng đối với xóa đói giảm nghèo và an ninh lương thực thông qua các hội thảo, hội nghị quốc tế và khu vực cũng như các cuộc họp tham vấn về việc làm thế nào để đưa vấn đề nghề cá có trách nhiệm và phát triển xã hội vào các cộng đồng khai thác ven biển và nội địa.

nghề cá quy mô nhỏ

Các hướng dẫn này mang tính tự nguyện, tập trung vào những nhu cầu liên quan đến nghề cá quy mô nhỏ nội địa và vùng biển bao gồm cả khai thác, sau khai thác và các hoạt động liên quan của các nước đang phát triển. Các hướng dẫn này bao gồm các sáng kiến hỗ trợ quốc gia, khu vực và quốc tế cho việc giảm nghèo và công bằng xã hội, phát triển kinh tế, nhằm cải thiện việc quản lý và thúc đẩy sử dụng nguồn lợi bền vững.  Mục tiêu là tư vấn và đưa ra các khuyến cáo, xây dựng các nguyên tắc và tiêu chí, thông tin cho việc hỗ trợ các quốc gia và các bên tham gia liên quan nhằm hướng đến một nghề cá quy mô nhỏ và các sinh kế liên quan bền vững. Những hướng dẫn quốc tế này được xây dựng thông qua việc tham vấn các quốc gia, các tổ chức cấp khu vực, tổ chức xã hội, ngư dân nghề cá quy mô nhỏ, lao động nghề cá và cộng đồng nghề cá.

Trong những năm gần đây, cộng đồng quốc tế đã xem xét một số vấn đề liên quan đến các cộng đồng nghề cá quy mô nhỏ bao gồm: thiếu thông tin, vai trò trong chính sách quốc gia, điều kiện sống và làm việc không ổn định của nghề cá quy mô nhỏ. Cộng đồng quốc tế cũng đã đưa ra các chiến lược thực tế trong việc tạo ra môi trường làm việc để có sinh kế nghề cá tốt hơn và thúc đẩy sự đóng góp của nghề cá đối với vấn đề an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo. Ủy ban Nghề cá của FAO (COFI), Vụ Nuôi trồng thủy sản thuộc ủy ban này đã tăng cường nỗ lực nội bộ nhằm giải quyết các khó khăn chính đối với nghề cá quy mô nhỏ.

Một số nội dung, chủ đề trọng tâm được FAO xác định liên quan đến việc xây dựng các hướng dẫn quốc tế cho quản lý nghề cá quy mô nhỏ bền vững bao gồm;

- Cải thiện thông tin của nghề cá quy mô nhỏ: nhiều nghề cá quy mô nhỏ không được theo dõi, thu thập thông tin và đánh giá vai trò một cách đúng đắn trong cơ cấu kinh tế xã hội, đặc biệt là thông tin về xu hướng của nghề khai thác thủy sản. Cần xây dựng các tiếp cận tối ưu đối với việc đánh giá nguồn lợi và nghề cá có mức độ đa dạng sinh học cao, sự thiếu hụt về thông tin nghề cá phục vụ tư vấn quản lý nghề cá đa loài.

- Đảm bảo sử dụng nguồn lợi bền vững cho các thế hệ hiện tại và tương lai: COFI đưa ra nguyên tắc để giải quyết vấn đề khai thác quá mức gây nguy hại đối với nguồn lợi bền vững và dòng lợi nhuận từ nghề cá đối với nền kinh tế nói chung là mục tiêu được ưu tiên của việc chuyển dịch theo hướng dựa vào quyền khai thác. Bên cạnh đó, việc xác định quyền khai thác, các quyền của thế hệ hiện tại và tương lai đối với lợi nhuận từ nguồn lợi nên được đưa vào. Giá trị của nguồn lợi phải là mục tiêu rõ ràng đối với quản lý nghề cá quy mô nhỏ.

- Nỗ lực chuyển sang tiếp cận quản lý nghề cá dựa vào quyền bao gồm tham gia sử dụng nguồn lợi, thị trường và trao quyền lực: Tiếp cận dựa vào quyền là việc phân quyền tham gia khai thác, sẽ giải quyết vấn đề nhân quyền rộng hơn cho ngư dân để có sinh kế thích đáng, trong đó bao gồm các tiêu chí giảm đói nghèo là yếu tố chính của quyết định liên quan đến phân quyền công bằng, bình đẳng giới, bảo vệ quyền tham gia của ngư dân nghề cá quy mô nhỏ đối với nguồn lợi và thị trường. Giải quyết sự thiếu hụt về quyền lợi của những người khai thác  đối với y tế, giáo dục, công lý và luật pháp một cách công bằng. Việc chuyển sang nghề khai thác dựa vào phân quyền yêu cầu quan hệ giữa người giữ quyền khai thác và nhà quản lý cần được minh bạch và dựa vào trách nhiệm và sự tin tưởng lẫn nhau . Phân quyền cho các cộng đồng khai thác, thông qua sự tham gia xã hội của cộng đồng và nâng cao năng lực cho cộng đồng. Cần có các biện pháp để bảo vệ những người nghèo từ các tác động ngược của việc chuyển dịch sang quản lý nghề cá dựa vào phân quyền.

- Tăng cường lồng ghép nghề cá quy mô nhỏ để tối đa sự đóng góp của nghề cá đối với việc giảm nghèo: Các nguyên tắc được COFI đưa ra là, ở những quốc gia có nghề cá đóng góp đáng kể đối với nền kinh tế, các chính sách lồng ghép của nghề cá có trách nhiệm với chính sách giảm nghèo là điều kiện cần thiết để có được chính sách chung của ngành và tối đa sự đóng góp của nghề cá đối với mục tiêu giảm nghèo như Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Việc đáp ứng yêu cầu kinh phí cho cáccơ quan quản lý nghề cá từ chính quyền địa phương, trung ương đầy đủ, công bằng cũng rất quan trọng để phục vụ công tác quản lý.

Theo http://www.fao.org
Đăng ngày 26/07/2013
Nguyễn Bá Thông
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:27 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 08:27 02/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 08:27 02/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 08:27 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 08:27 02/12/2024
Some text some message..