Hướng đến nghề cá có trách nhiệm

Bộ NN&PTNT và các địa phương có nghề cá đang đẩy nhanh thực hiện các khuyến cáo của Ủy ban châu Âu về gỡ “thẻ vàng” thủy sản. Theo đó, sau khi Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ năm 2019, Bộ NN&PTNT đã bắt tay sửa đổi các thông tư quy định về khai thác hải sản, không chỉ vì mục đích gỡ “thẻ vàng” mà còn hướng đến nghề cá có trách nhiệm.

khai thác cá
Đội tàu khai thác xa bờ của Quảng Nam phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Ảnh: Việt Nguyễn

Quy định chặt chẽ

Điểm mới của Thông tư 01 vừa được Bộ NN&PTNT ban hành về sửa đổi, bổ sung các thông tư trong lĩnh vực thủy sản là quy định tàu cá có chiều dài từ 12m trở lên khi cập cảng, chủ tàu hay thuyền trưởng bắt buộc phải xuất trình sổ ghi nhật ký khai thác hải sản cho ngành chức năng rồi mới được bán hải sản.

Ông Ngô Văn Định - Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm tàu cá & quản lý cảng cá Quảng Nam cho biết, công tác tuyên truyền đã được triển khai, các chủ tàu, thuyền trưởng bắt đầu thực hiện quy định mới.

“Trước đây, ngư dân có thể cập cảng, bán hải sản xong rồi nộp nhật ký khai thác hải sản trong vòng 24 giờ. Nay quy định chặt chẽ hơn vì mục tiêu ngành thủy sản truy xuất nguồn gốc hải sản và đáp ứng các quy định quốc tế về an toàn thực phẩm để chế biến xuất khẩu, tăng giá trị hải sản sau khai thác” - ông Định nói.

Trước đây, trong Thông tư 13 của Bộ NN&PTNT quy định khi tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp cập cảng, cơ quan quản lý cảng cá không cho bốc dỡ hải sản và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định. Các hành vi đánh bắt hải sản không giấy phép; đánh bắt các loài hải sản thuộc danh mục nguy cấp, quý, hiếm; đánh bắt trong vùng cấm; đánh bắt sai ngư trường tuyến lộng, ven bờ, xa bờ đều là khai thác hải sản bất hợp pháp.

Nay Thông tư 01 bổ sung thêm hành vi tàu cá không duy trì tín hiệu giám sát hành trình khi hoạt động trên biển từ 6 giờ trở lên nhưng không báo cáo vị trí theo quy định và các tàu cá khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài vào nhóm tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp.

khai thác cá
Đội tàu khai thác xa bờ của Quảng Nam phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Ảnh: Phương Thảo

Các tàu cá loại này khi cập cảng, ban quản lý cảng cá không cho bốc dỡ hải sản mà giữ lại, báo Văn phòng Kiểm soát nghề cá để xử lý theo quy định. Đây là giải pháp tăng ý thức trách nhiệm của ngư dân, tuân thủ quy định của pháp luật khi khai thác hải sản trên biển, khắc phục tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp lâu nay.

Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, hằng tuần sở đều cập nhật danh sách tàu cá trên địa bàn tỉnh có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp gửi về các cơ quan của tỉnh, ngành thủy sản các địa phương và Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) để cập nhật, căn cứ xử lý. Ngoài ra, đối với các tàu cá không sai phạm nhưng khi cập cảng, sản lượng hải sản bốc dỡ sai lệch hơn 20% so với sản lượng khai báo thì ban quản lý cảng cá lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền hoặc bàn giao cho cơ quan khác xử lý theo quy định.

Giải quyết vướng mắc

Ngư dân Phạm Thanh Trung (thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang, Núi Thành) hành nghề lưới chụp vừa cập cảng cá An Hòa cho biết, đã nắm bắt được các điểm mới trong Thông tư 01. “Tôi luôn tuân thủ các quy định của pháp luật về khai thác hải sản để phát triển nghề cá bền vững. Trong điều kiện xăng dầu tăng giá quá cao như hiện nay, việc tuân thủy các quy định còn giúp chủ tàu có thể nhận được tối đa 4 lần hỗ trợ xăng dầu mỗi năm của Nhà nước” - ông Trung nói.

Tuy nhiên, do các bất cập tồn tại dai dẳng nên việc triển khai Thông tư 01 gặp trở ngại. Ông Ngô Văn Định thừa nhận, trong số các tàu cập cảng, bốc dỡ hải sản có thể có các tàu cá khai thác hải sản sai ngư trường. Cụ thể, các tàu giã cào của ngư dân trên địa bàn tỉnh và địa phương khác có chiều dài từ 12m đến dưới 15m phải sản xuất ở tuyến lộng nhưng có thể khai thác hải sản ở tuyến ven bờ. Do tàu cá có chiều dài dưới 15m không bắt buộc phải trang bị giám sát hành trình nên khi cập cảng không có cơ sở để xác định họ đánh bắt sai ngư trường.

“Ngành thủy sản, các địa phương có nghề cá cần thường xuyên tuần tra, kiểm soát, xử phạt tàu cá sai phạm quy định, cập nhật giúp ban quản lý cảng cá để xử lý khi tàu cập cảng. Có vậy thì quy định của Thông tư 01 mới nghiêm ngặt, vì nghề cá có trách nhiệm” - ông Định nói.

Tại buổi làm việc mới đây với Chi cục Thủy sản Quảng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu thống nhất với kiến nghị UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư tàu kiểm ngư thay thế tàu kiểm ngư đã hỏng và trang bị thêm ca nô để thường xuyên tuần tra, giám sát, xử lý nghiêm tàu cá sai phạm quy định khi sản xuất trên biển.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 18/03/2022
Việt Nguyễn
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 13:51 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 13:51 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 13:51 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 13:51 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 13:51 25/04/2024