Hướng đi bền vững cho nghề câu cá ngừ

Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi được Bộ NN-PTNT triển khai tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

sơ chế cá ngừ
Bảo quản, sơ chế thô sơ cá ngừ đại dương tại cảng cá phường 6, thành phố Tuy Hòa

Tại Phú Yên, đề án này vừa được triển khai, nhằm hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên. 

Hài hòa lợi tích giữa DN và ngư dân

Sau thời gian dài mong đợi, ngư dân Phú Yên hết sức phấn khởi khi biết tin UBND tỉnh vừa quyết định đề án thí điểm chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ do Cty CP Bá Hải (Cty Bá Hải) làm trung tâm.

Theo đề án, từ nay đến năm 2016, Cty Bá Hải sẽ đóng mới 5 tàu sắt công suất 1.100 mã lực/tàu để khai thác kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá. Ngoài ra, Cty còn áp dụng công nghệ cấp đông tiên tiến của Nhật Bản (CAS) để bảo quản sản phẩm cá ngừ đạt tiêu chuẩn cao…

Hiện Cty Bá Hải đã ký hợp đồng với 8 tổ, đội tàu thuyền với 72 chủ tàu câu cá ngừ đại dương trên biển; chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản theo phương pháp mới và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá bằng hoặc cao hơn giá thị trường cùng thời điểm cho ngư dân.

Theo ông Lê Văn Hồng, Giám đốc Cty Bá Hải, đơn vị này sẽ trang bị cho mỗi tàu cá tham gia đề án một bộ thiết bị gây tê cá ngừ, kể cả thùng lạnh ướp cá và chuyển giao công nghệ sơ chế, bảo quản theo phương pháp mới.

Trước mắt, Cty sẽ ký hợp đồng với mỗi tổ, đội tàu thuyền trên tinh thần ngư dân tự cử ra một tàu làm nhiệm vụ vừa khai thác vừa chuyển số cá của cả tổ, đội đánh bắt trong vòng từ 5 đến 7 ngày vào bờ.

Hướng lâu dài, Cty sẽ phối hợp với ngư dân thành lập HTX khai thác, dịch vụ nghề cá và hỗ trợ họ đầu tư ngư lưới cụ để sản xuất đa nghề trên biển và bao tiêu các sản phẩm này (câu cá ngừ đại dương kết hợp với lưới đánh bắt cá chuồn, cá ngừ sọc, mực xà đại dương-PV).

Để làm được điều đó, ông Hồng kiến nghị: “Tỉnh Phú Yên sớm hỗ trợ đào tạo cho ngư dân và DN những tiến bộ khoa học kỹ thuật về công nghệ khai thác và bảo quản cá ngừ. Hỗ trợ họ tham gia chuỗi liên kết được vay vốn đóng mới tàu công suất lớn và cải hoán, nâng cấp tàu cũ, mua sắm ngư lưới cụ khai thác theo công nghệ mới.

Quan tâm giải quyết, tạo điều kiển cho Cty vay vốn đóng mới tàu sắt theo đề án. Tỉnh và Trung ương nên sớm đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng chuyên dụng, chợ đấu giá cá ngừ…”.

Một trong những khâu ngư dân đặc biệt quan tâm là bảo quản cá ngừ. “Trước đây, việc bảo quản cá ngừ đại dương là khâu yếu nhất của ngư dân, trong khi chuyến biển kéo dài cả cả tháng trời, nên giá trị sản phẩm cập bờ rất thấp, thậm chí bị ép giá phẩm cấp. Có dịch vụ thu mua cá ngừ trên biển, ngư dân rất phấn khởi vì không chỉ chất lượng cá được đảm bảo, mà giá cũng đạt cao…”, ông Nguyễn Hữu Phát, chủ tàu câu cá ngừ đại dương PY96346TS ở phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa phấn khởi, nói.

Hiện nay, Sở NN-PTNT Phú Yên cũng đã lên kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề cho ngư dân trên tinh thần ai có nhu cầu thì đăng ký.

Bộ, ngành và địa phương cùng vào cuộc

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), điểm yếu của khai thác cá ngừ Việt Nam là khâu khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và quản lý thị trường.

Nguồn lợi và năng lực sản xuất cá ngừ của Việt Nam còn nhiều tiềm năng, nhưng thời gian qua, cá ngừ chưa được xác định là đối tượng chủ lực, có giá trị kinh tế đối với tổ chức đánh bắt cũng như phát triển ngành sản xuất, chế biến, tiêu thụ và XK.

Trước mắt, trong năm 2015, Tổng cục Thủy sản sẽ tập trung nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về khai thác, bảo quản sản phẩm cá ngừ và tổ chức hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi, trên cơ sở tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm tiên tiến của Nhật Bản kết hợp với kinh nghiệm và thực tiễn sản xuất của ngư dân.

“Đề nghị các địa phương cần ưu tiên triển khai các mô hình, tập huấn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cho các thành viên tàu cá tham gia mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi.

Triển khai hợp tác quốc tế trong hoạt động kêu gọi đầu tư, chuyển giao công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm; xây dựng, nâng cấp cảng cá ngừ chuyên dụng, chợ đấu giá phục vụ khai thác, thu mua, tiêu thụ cá ngừ đại dương…”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, nói.

Báo Nông Nghiệp VN, 15/06/2015
Đăng ngày 15/06/2015
Nguyễn Nam
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 09:25 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 09:25 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 09:25 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 09:25 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 09:25 29/11/2024
Some text some message..