Hương vị của tôm bị ảnh hưởng bởi pH

Nghiên cứu gần đây của Hsueh-Han Hsieh đã tiết lộ rằng chất lượng cảm quan (hương vị) của tôm sú có thể bị ảnh hưởng bởi pH thấp.

tôm sú
Kết cấu và hương vị của tôm sú được đánh giá là rất ngon và được ưa chuộng bởi người tiêu dùng trên toàn thế giới. Ảnh minh họa.

Tôm sú (Penaeus monodon) là loài chủ lực của ngành tôm trên toàn thế giới và có giá trị thương mại toàn cầu là 10 tỷ đô la Mỹ. Sản lượng hàng năm khoảng 1,5 triệu tấn. Tôm sú được nuôi nhiều ở ven biển và vùng đất ngập nước ven biển. Các vùng nước ven biển này hiện đang bị ảnh hưởng bởi quá trình axit hóa đại dương, điều này có thể đe dọa và ảnh hưởng đến sức khỏe, tỷ lệ sống cũng như chất lượng thịt của tôm sú trong tương lai. 

Hương vị của hải sản chủ yếu đến từ axit amin, nucleotit, đường và muối khoáng. Các axit amin đặc biệt có thể điều chỉnh chất lượng cảm quan của tôm, bao gồm vị ngọt, vị đắng và vị umami. Ở người, các axit amin kích hoạt các thụ thể vị giác cũng như nhu cầu chất dinh dưỡng. Do đó, nồng độ và tỷ lệ tương đối của các axit amin trong tôm có những tác động quan trọng đối với người tiêu dùng và ngành nuôi tôm.

Những nghiên cứu trước đây đã tiết lộ rằng chất lượng cảm quan của tôm có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình axit hóa đại dương và việc nuôi tôm trong nước biển bị axit hóa (pH thấp) sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị của tôm. Hsueh-Han Hsieh và cộng sự 2021 đã cho tôm sú (Penaeus monodon) tiếp xúc với các điều kiện pH khác nhau đó là 8,0 (pH hiện tại ở các hệ sinh thái ven biển) và 7,5 (pH trong tương lai khi quá trình axit hóa đại dương diễn ra nhanh chóng). Sau đó đánh giá sự thay đổi tỷ lệ sống, tăng trưởng, nồng độ axit amin có trong thịt và chất lượng cảm quan của thịt tôm sú trong điều kiện pH thấp so với điều kiện pH cao. 

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự có suy giảm hàm lượng của một số axit amin trong thịt tôm khi tiếp xúc với pH thấp. Việc sản xuất các axit amin đại diện cho hương vị umami cho thấy sự phụ thuộc đáng kể vào độ pH. Axit amin trong thịt tôm cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về tác động của nước bị axit hóa đối với tôm sú. Các nhà nghiên cứu cũng suy đoán rằng, trong điều kiện căng thẳng do pH thấp tôm sử dụng năng lượng cao hơn để duy trì sự trao đổi chất và điều này làm giảm nồng độ của một số axit amin được quan sát thấy trong thịt tôm. 

Trong nghiên cứu, 40 người tham gia thử nghiệm cảm quan cho điểm về ngoại hình, kết cấu và hương vị của tôm nuôi ở pH 8,0 cao hơn so với pH 7,5. Hai yếu tố đầu tiên mà khách hàng cân nhắc khi chọn tôm là ngoại hình và hương vị. Khi quá trình axit hóa đại dương tăng lên cả hai yếu tố này đều bị ảnh hưởng bất lợi. Việc giảm mức độ hài lòng của khách hàng đối với tôm được nuôi hoặc thu hoạch trong điều kiện axit hóa đại dương sẽ có khả năng ảnh hưởng đến ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu. 

Kết quả của nghiên cứu cung cấp những hiểu biết sâu sắc về những thay đổi có thể xảy ra trong axit amin và mùi vị của thịt và sự thay đổi cấu trúc ngoài của tôm sú trong điều kiện axit hóa đại dương trong tương lai. Tuy nhiên, chúng ta không thể mở rộng những thay đổi này đối với những loài tôm khác do phản ứng của các loài sinh vật biển đối với quá trình axit hóa đại dương là khác nhau.

Theo Hsueh-Han Hsieh, Veran Weerathunga ,W. Sanjaya Weerakkody ,Wei-Jen Huang ,François LL Muller ,Mark C. Benfield &Chin-Chang Hung. The effects of low pH on the taste and amino acid composition of tiger shrimp.

Đăng ngày 18/11/2021
Lệ Thủy
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 19:16 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 19:16 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 19:16 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 19:16 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 19:16 26/11/2024
Some text some message..