Hút hồn nét đẹp làng nghề truyền thống ven biển miền Trung

9x Lê Hoàng Mến tìm hiểu các làng nghề từ đánh cá ở phá Tam Giang, hấp cá Quy Nhơn hay làm muối Sa Huỳnh.

làng nghề đánh cá
Làng nghề đánh cá thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế.

Làng nghề đánh cá thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Đầm Quảng Lợi thuộc phá Tam Giang, nơi diễn ra các hoạt động đánh bắt và họp chợ vào lúc rạng đông.

Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Sắc màu các làng nghề ven biển miền Trung” của Lê Hoàng Mến (29 tuổi), quê ở Đồng Nai, hiện làm việc tại một công ty truyền thông ở TP HCM. Mến đến với nhiếp ảnh từ năm 2013, đặc biệt mê chụp ảnh nhịp sống đời thường, làng nghề dọc các tỉnh ven biển miền Trung. Hiện Mến đã chụp được 11 bộ ảnh làng nghề truyền thống tại Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi.

người dân vạn đò

Người dân vạn đò coi ghe thuyền vừa là nhà ở, vừa là phương tiện sinh sống. Nhờ sự giao thương, buôn bán thuận lợi nên cuộc sống ở Ngư Mỹ Thạnh ngày một khá hơn. Người dân mong được thuận canh, thuận cư để lên bờ nhưng vẫn có thể duy trì được nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

chợ cá

Chợ cá thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, cách TP Tam Kỳ khoảng 15 km thường hoạt động nửa đêm về sáng, nhộn nhịp trong hơn 15 năm qua. Chợ được xem là vựa cung cấp hải sản cho Quảng Nam và các tỉnh lân cận.

chợ cá

Trời vừa hửng sáng là tấp nập thuyền đánh cá cập bến, việc mua bán hải sản diễn ra ngay trên bãi biển với đủ các loại cá, mực trứng, tôm, cua, ghẹ tươi ngon. Mỗi thuyền đánh cá có khoảng 3-4 người và sau một chuyến ra khơi đánh bắt sau khi trừ các chi phí thu được 5-6 triệu đồng.

đánh bắt cá

Phú Yên có nhiều làng nghề truyền thống ven biển như chế biển hải sản, nước mắm, dệt chiếu, làm bánh tráng hay làm thúng chai...Trong ảnh là công đoạn bủa lưới vây kéo cá cơm tại ở Hòn Yến thuộc thôn Nhơn Hội, An Hòa, Tuy An, nhìn từ trên cao lưới bung như “bông hoa tỏa tròn”.

làng nghề truyền thống

“Trong lúc đi chụp dải ngân hà cùng các anh em ở Hòn Yến thì bắt gặp được cảnh lò hấp cá cơm đang hoạt động, lúc đó là khoảng gần nửa đêm, tôi thấy người dân đang hấp cá và xin vào đó để chụp lại các khoảnh khắc. Bộ ảnh mang đến cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị, có nhiều kỷ niệm đẹp, người Phú Yên mến khách”, Mến chia sẻ.

làng nghề truyền thống

Các công đoạn đánh bắt và chế biến cá cơm cực nhọc nhưng người dân cố gắng giữ được nghề truyền thống này. Cá sau khi lên bờ được đưa đến các lò hấp sấy thủ công để sơ chế qua ba giai đoạn là lựa, hấp và phơi. Mỗi lò sấy giải quyết việc làm cho trên 20 lao động. Cá sau khi sơ chế được các thương lái, doanh nghiệp trong ngoài tỉnh mua để chế biến xuất khẩu. Ngoài ra còn dùng cá cơm để làm nước mắm.

Các bức ảnh trong lò hấp cá thuộc bộ ảnh “Phú Yên phát triển làng nghề truyền thống ven biển” của Mến từng giành giải nhất cuộc thi ảnh Vẻ đẹp Việt Nam chủ đề Nghề truyền thống hồi tháng 5/2021 do Truyền hình nhân dân tổ chức.

làng nghề truyền thống

Làng nghề hấp cá Quy Nhơn, Bình Định là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời mang đậm dấu ấn của miền Trung. Nghề hấp cá này ra đời từ cách đây hơn nửa thế kỷ tại chợ cá nằm ven bến Hàm Tử, thường được gọi là “xóm hấp cá”.

làng nghề truyền thống

Các thuyền chở cá tươi từ biển về được các lò hấp thu mua, thường là các loại như mực, cá nục, cá cơm, cá sọc dưa hay cá ngừ. Sau đó đến các công đoạn sơ chế như đánh vảy, bỏ ruột, cắt mang và xếp ngăn nắp vào các rổ tre để chờ cho vào lò hấp. Nước hấp được pha theo công thức riêng để đảm bảo vị đậm đà của cá biển. Mến nói người dân làm việc đêm khuya rất cực, đòi hòi phải có sức khỏe tốt và kiên trì với nghề.

làng nghề truyền thống

Du khách đến Quảng Ngãi sẽ được trải nghiệm làng nghề làm muối Sa Huỳnh ở Phổ Thạnh, Đức Phổ, cách trung tâm thành phố 60 km. Đây là vựa muối lớn của miền Trung, có diện tích hơn 110 ha. Từ tháng 3-8 hàng năm, khung cảnh người dân tất bật làm việc dưới cái nắng gắt.

làng nghề truyền thống

Công việc làm muối chủ yếu thủ công, dựa theo con nước thủy triều lên, diêm dân dẫn nước từ kênh, mương, đưa vào bọng chứa nước rồi cho vào ruộng, đợi nắng lên đủ độ kết tinh tạo thành muối. Trong ảnh là các phụ nữ thu hoạch muối mặc trang phục che kín mặt và đeo găng tay chống chọi với nắng gắt. Muối cào xong được đổ lên xe đẩy và vận chuyển đến nơi tập kết.

Vựa muối có từ thế kỷ 19, là một trong những dấu tích văn hóa còn sót lại trong không gian văn hóa Sa Huỳnh, hiện cách làm muối của diêm dân nơi đây vẫn giữ truyền thống như lúc ban sơ. Năm 2011, muối Sa Huỳnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu độc quyền.

“Bộ ảnh các làng nghề ven biển miền Trung này khắc họa vẻ đẹp muôn màu của người lao động trong nhịp sống mưu sinh, lột tả giá trị nhân văn và văn hóa người Việt. Trải nghiệm sáng tác làng nghề còn là sự kết nối yêu thương với con người tại nơi tôi đã đi qua”, Mến chia sẻ.

Huỳnh Phương/ VnExpress
Đăng ngày 28/04/2022
Ảnh: Lê Hoàng Mến
Ảnh đẹp

Thế giới đại dương tuyệt đẹp như thế nào?

Đến nay, khi nhắc đến đại dương, chúng ta vẫn tin rằng thế giới đại dương đã, đang và dường như mãi là một bí ẩn lớn đối với nhân loại.

Nemo
• 15:39 23/10/2023

Một làng chài ở Vịnh Hạ Long của Quảng Ninh lọt top những làng chài cổ tích thế giới đẹp như tranh

Top 17 ngôi làng đẹp như tranh lần này đã "gọi tên" làng chài Cửa Vạn (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Theo đó, làng chài Cửa Vạn đứng ở vị trí thứ 7 trong danh sách đề xuất của Bright Side - website về khoa học và giáo dục.

Làng chài
• 16:07 26/06/2023

Chợ cá trên bãi biển lúc bình minh

Chợ cá ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hình thành từ khi mở đất, lập làng thời nhà Nguyễn. Bình minh vừa ló dạng cũng là lúc hàng chục tàu khai thác hải sản tấp vào chợ bán cá, hình thành một ngôi chợ độc nhất vô nhị ở Quảng Ngãi.

Chợ cá
• 15:56 19/06/2023

Nhiều điểm nuôi thủy sản bằng phao xốp trên vịnh Hạ Long

Các khu vực vùng biển huyện Vân Đồn thuộc vùng lõi bảo vệ vịnh Hạ Long đang còn nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng phao xốp trái phép.

Biển
• 10:55 25/05/2023

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 04:44 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 04:44 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 04:44 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 04:44 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 04:44 23/11/2024
Some text some message..