Huyện Đông Hải: Nuôi trồng và khai thác thủy sản vượt kế hoạch

Năm 2017, kinh tế của huyện Đông Hải tăng trưởng là có sự đóng góp quan trọng của hoạt động nuôi trồng và khai thác đánh bắt thủy sản. Thế mạnh này sẽ được phát huy trong năm 2018 khi nhiều dự án, mô hình sản xuất liên kết trong nuôi trồng, khai thác thủy sản được tăng cường đầu tư.

Huyện Đông Hải: Nuôi trồng và khai thác thủy sản vượt kế hoạch
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến ở xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải. Ảnh: L.D

Khai thác, nuôi trồng thủy sản vượt kế hoạch

Tính đến cuối năm 2017, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản thực hiện trên 126.450 tấn. Trong đó, tôm chiếm 49.083 tấn, cá 50.333 tấn, thủy sản khác 27.030 tấn, đạt 101,7% kế hoạch, tăng 4,8% so với cùng kỳ.

Về khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển, huyện Đông Hải có 598 tàu thuyền đánh bắt với tổng công suất 114.616CV, tiếp tục dẫn đầu cả tỉnh về số phương tiện và sản lượng khai thác.

Năm 2017, tuy thời tiết diễn biết thất thường, xảy ra bão và nhiều đợt áp thấp nhiệt đới làm cho việc khai thác chưa được thường xuyên. Song, nhờ giá thu mua nguyên liệu thủy sản ổn định và một số mặt hàng có tăng giá, nên hoạt động khai thác mang lại hiệu quả khá cao; nhiều ngư dân có điều kiện cải hoán, nâng cấp phương tiện đánh bắt xa bờ. Hiện nay, Đông Hải có 3 tàu đóng mới đưa vào hoạt động và đang tiếp tục đóng mới thêm 3 tàu, với tổng mức đầu tư khoảng 10 tỷ đồng/tàu.

Cùng với đóng mới tàu, huyện còn thực hiện tốt chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa cho tàu dịch vụ hậu cần và đến nay UBND tỉnh  đã ra quyết định hỗ trợ 8 hộ/15 tàu/70 chuyến biển, với số tiền hơn 3,6 tỷ đồng...

Năm 2017, toàn huyện có hơn 39.054ha nuôi trồng thủy sản, tăng 282ha so với cùng kỳ. Trong đó diện tích nuôi thâm canh - bán thâm canh trên 3.835ha; áp dụng mô hình nuôi quảng canh cải tiến kết hợp 35.135ha. Điều đáng ghi nhận là mô hình nuôi tôm sạch thông qua liên kết với doanh nghiệp được nhân rộng. Đơn cử như mô hình nuôi tôm sạch của Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản Tiền Phong và Đồng Tiến (tại ấp Cây Giá, xã Định Thành) với hơn 350ha/204 hộ.

Ngoài ra, các mô hình sản xuất, chăn nuôi khác như trồng màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất muối... cũng phát triển và tăng trưởng khá.

Làm tốt chỉ đạo sản xuất

Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt các biện pháp phục vụ và bảo vệ sản xuất của Ban chỉ đạo sản xuất huyện nên Đông Hải đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi trong sản xuất nông nghiệp.

Đó là tập trung làm tốt công tác tuyên truyền để hỗ trợ nông dân như: thông báo lịch thời vụ sản xuất, dự báo thời tiết, ngư trường khai thác, các giải pháp kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Qua đó giúp bà con chủ động khai thác thủy sản trên biển, sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp... Cùng với đó là thông tin kịp thời về phòng chống các dịch bệnh trên cây trồng - vật nuôi, kế hoạch phòng chống hạn mặn, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, góp phần hạn chế rủi ro, thiệt hại trong sản xuất.

Bên cạnh đó, huyện tranh thủ nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi - thủy nông nội đồng (thi công 25 tuyến kênh); đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông, ngư dân thông qua việc phối hợp với các đơn vị chức năng mở 30 lớp tập huấn, thu hút gần 1.000 lượt nông dân tham gia...

Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi, sản xuất nông nghiệp năm 2017 của huyện cũng còn gặp nhiều khó khăn. Đó là thời tiết diễn biến phức tạp, xuất hiện các cơn mưa lớn kéo dài, môi trường ao nuôi biến động; một số bệnh nguy hiểm xuất hiện gây bệnh trên tôm nuôi. Giá cá kèo ở mức thấp. Ngư dân chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ việc nâng cấp tàu, thay đổi máy móc, thiết bị, ngư lưới cụ, từ đó làm chậm quá trình chuyển đổi sang các ngành nghề khai thác hiệu quả hơn. Nhu cầu đầu tư cho nông nghiệp rất lớn, trong khi nguồn kinh phí của Nhà nước có giới hạn; việc huy động các nguồn lực của nhân dân và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp và nông thôn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư mở rộng sản xuất...

Những khó khăn trên sẽ được Ban chỉ đạo sản xuất huyện tập trung khắc phục trong thời gian tới. Đồng thời tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả và tăng cường vốn đầu tư cho hạ tầng phục vụ sản xuất, có chính sách ưu đãi trong liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp, nông dân...

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 04/01/2018
Nông thôn

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 01:06 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 01:06 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 01:06 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 01:06 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 01:06 04/12/2024
Some text some message..