Huyền tích cá vược

Cư dân vùng sông nước xem cá vược như loài ngư tinh với bao huyền tích. Vượt qua những quan niệm lạc hậu, ngư dân đầm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế) đã mạnh dạn “mang” loài cá này vào nuôi thương phẩm để trở thành một đặc sản giá trị.

nuôi cá vược
Nuôi cá vược ven đầm phá Tam Giang góp phẩn đổi đời cho ngư dân

“Cọp nước”

Đi suốt vùng đầm phá Tam Giang, hỏi về loài cá vược (cá trặc), giờ đã trở nên quen thuộc với ngư dân nuôi trồng. Những điều kiêng cữ, cùng huyền tích quanh nó, có chăng chỉ còn lại trong ký ức bàng bạc của những ngư phủ một đời dạn dày sương gió!

Ông La Minh Ẩn (70 tuổi, thôn 14, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền)- người từng một thời “săn” cá vược có tiếng trên phá Tam Giang bảo rằng, ngày xưa, do ngư dân kiêng cữ không “dám” đánh bắt nên loài cá này sinh sôi trên vùng sông nước.

Những năm 80 - 90 thế kỷ trước, cá vược mà ông đánh bắt được có con nặng từ 60 - 70kg là chuyện thường. Về sau, đánh bắt nhiều nên loại “khủng” như thế dần khan hiếm.

Cá vược thường đến “ngự” ở những am thờ được ngư dân dựng trên phá Tam Giang, tháo láo đôi mắt trông dữ tợn. Là loài ăn tạp, có sức mạnh quẫy đạp phi thường nên ngư dân nào “không may” cá mắc vào lưới đều rách bươm; nếu cá vướng lưới hoặc nhảy lên thuyền thì phải thả cá ra và đặt làm cá giấy để cúng cho “ngài”.

Cư dân vùng đầm phá còn truyền tai nhau nhiều câu chuyện ly kỳ nhuốm màu huyền bí về những ngư dân không may làm nghề trên phá Tam Giang gặp loài ngư tinh này. Ông Ẩn kể: “Mấy chục năm trước có ngư phủ ở Quảng Ngạn, khi làm lưới trên phá không may loài cá này nhảy lên thuyền quẫy đạp, làm bị thương ở mặt. Nghe đâu, sau đó vì sợ hãi mà ông này cũng bỏ nghề sông nước.”

Nói đoạn, ông Ẩn cũng tặc lưỡi: “Mà kiêng cữ hay không đều do quan niệm của từng người. Trước đây, có hai ông Nguyễn Dồn, Nguyễn Dàng ở làng Ngư Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi) cũng chuyên đánh bắt cá vược. Ngay cả bản thân tui, cũng nhiều lần làm nghề trên đầm phá bắt được loài cá này. Mình nghĩ, nó cũng như nhiều loài thủy sản khác, là sản vật của đầm phá “dành” cho ngư dân. Nó ở được trên phá thì mình mang về nuôi được trên ô đầm.”

Đổi đời cho nhiều ngư dân

Trải qua thời gian, huyền tích về loài cá dữ cũng nhạt đi trong tâm trí ngư dân. Cư dân vùng sông nước Tam Giang từ các xã Hải Dương (thị xã Hương Trà), Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) đã đưa loài cá vược vào nuôi trên phá.

Ông Phạm Việt Dũng (thôn 4, xã Quảng Công) - một hộ dân nuôi thành công cá vược cho biết: “Nuôi cá vược lãi nhất vào thời điểm năm 2013 - 2014, khi đó giá thức ăn thấp, cá bán ra giá rất cao. Bây giờ không còn lãi nhiều như trước, nhưng cơ bản, người nuôi vẫn sống được với nghề. Nuôi cá vược đã giúp hàng chục hộ dân ở Quảng Công đổi đời”.

Hộ gia đình ông Dũng năm này đưa vào nuôi 4 lồng và 1 ha mặt nước chuyên nuôi cá vược trên phá Tam Giang. Với mật độ hồ 3.000m2, thả nuôi 1.500 con; 1 lồng thả nuôi 500 - 1.000 con, thời điểm cá được giá, lãi 60 - 70 triệu đồng; thời điểm hiện tại lãi từ 30 - 40 triệu đồng/lồng.

Ông Lê Nguyên Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công tâm sự: “Từ những năm 2006 - 2008, bà con đã vào các tỉnh phía Nam mua giống cá vược ra nuôi trên đầm phá. Mô hình do ĐH Thủy sản Nha Trang cung cấp kỹ thuật, nguồn giống. Thời điểm cá vược được giá nhất, các hộ dân lãi vài trăm triệu đồng/vụ nuôi. Nhiều ngư dân trước đây làm nghề đánh bắt đầm phá, chuyển qua nuôi chuyên canh cá vược cùng những loại thủy sản khác như cá mú, hồng… Cũng nhờ cá vược mà nhiều ngư dân xây dựng nhà cửa, có thu nhập ổn định.”

Theo ông Sỹ, toàn xã có 126 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó có 19 ha chuyên nuôi cá vược với 42 hộ dân tham gia, tập trung nhiều nhất ở thôn 14, sản lượng đạt từ 40 - 50 tấn/năm. Ông Sỹ phân tích: “Như vụ hè thu năm 2014, toàn xã có 56 ha lúa của mấy chục hộ dân, thu được trên dưới 1 tỷ đồng, trong khi chỉ riêng hộ ông Dũng thu nhập từ việc nuôi cá vược và các loại thủy sản khác cũng 400 - 500 triệu đồng. Nói như thế để thấy NTTS ven đầm phá, đặc biệt là loài cá vược được xem như là một mũi nhọn kinh tế tại địa phương.”

Hộ ông La Minh Ẩn (thôn 14), cũng là một trong những hộ dân nuôi thành công cá vược trên phá Tam Giang. Từ một người chuyên săn bắt cá vược, ông Ẩn đã đầu tư đưa loài cá này vào nuôi thương phẩm.

Đưa vào thả hơn 1 ha diện tích mặt nước cùng 3 lồng chuyên cá vược, ông Ẩn cho hay: “Giá cá vược dao động từ 100 - 120 nghìn đồng/kg, tính chi phí thức ăn từ lúc nuôi cho đến khi thu hoạch khoảng 40 triệu đồng/lồng mật độ 1.000 con, cho thu lãi khoảng 60 triệu đồng/lồng. Hiện, cá vược cùng cá hồng mỹ đang là loại “đặc sản” được bà con ưa chuộng đưa vào nuôi trên đầm phá. Cá được thương lái tìm về mua ngay tại vùng nuôi nên không lo vấn đề đầu ra.”

Bà Đặng Thị Bẹ (thôn Tân An, thị trấn Thuận An), một chủ thu mua cá vược cho biết, “bình quân mỗi ngày cơ sở này thu mua từ 3 - 4 tạ cá vược bỏ mối hầu hết các nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh. Cá vược hiện đang được các nhà hàng, khách sạn ưa chuộng do thịt chắc, thơm ngon.”

Tại xã Hải Dương, ông Lê Xuân Hướng, Phó Chủ tịch UBND xã thông tin: “Vụ nuôi năm nay toàn xã đưa vào nuôi 575 lồng cá với 24 vạn con giống cá vược, dìa, mú, sản lượng thu hoạch đạt 25 tấn. Nuôi cá vược cùng nhiều loại thủy sản khác đang góp phần “đổi đời” cho nhiều ngư dân tại địa phương.”

Bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục NTTS tỉnh: Toàn tỉnh có hơn 2.000 lồng nuôi cá nước lợ, sản lượng thu hoạch 1.600 tấn/năm. Nuôi cá lồng nước lợ ở các cửa biển và một số vùng đầm phá có độ mặn ổn định là nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định và quan trọng của ngư dân. Các đối tượng nuôi rất đa dạng như cá vược, cá giò, cá vẩu, cá hồng mỹ được đánh giá dễ nuôi, ít bệnh và chất lượng thịt ngon, dễ bán và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Báo Thừa Thiên Huế, 13/08/2015
Đăng ngày 14/08/2015
Hà Nguyên
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 13:24 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 13:24 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 13:24 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 13:24 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 13:24 26/11/2024
Some text some message..