Huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Phấn đấu sớm trở thành điển hình nông thôn mới

Huyện Vĩnh Lộc thuộc vùng trung du nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa, có tổng diện tích tự nhiên 157,4 cây số vuông. Những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện không ngừng cố gắng, nỗ lực phát triển công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao, phát triển du lịch... Trước thềm Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015-2020 diễn ra trong các ngày 3-5.8, phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông Lê Quang Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc.

nông thôn mới

Thưa ông, được biết, trong nhiệm kỳ qua, huyện Vĩnh Lộc tập trung phát triển kinh tế - xã hội và đã gặt hái được những thành tựu quan trọng. Xin ông khái quát một số nét chính về những con số ấn tượng, đặc biệt là trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp?

- Có thể khẳng định, trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã phấn đấu vượt qua khó khăn, giành được những thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015 ước đạt 15,3%, tăng 4,4% so với giai đoạn 2006-2010. Trong đó, khu vực nông-lâm-thủy sản tăng 6,9% (mục tiêu 6,7%), công nghiệp - xây dựng tăng 21,4% (mục tiêu 18,8%), các ngành dịch vụ tăng 19,6% (mục tiêu 18,9%). Riêng năm 2015, tổng giá trị sản xuất tăng 2,2 lần, GDP tăng gấp 1,9 lần so với năm 2010; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 25,6 triệu đồng/năm, tăng gấp 1,9 lần so với năm 2010. Tỉ trọng nông-lâm nghiệp, thuỷ sản giảm 8,5%.

Về nông nghiệp, đang đẩy mạnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, lấy vụ đông trở thành một trong ba vụ sản xuất chính của năm. Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản năm 2015 ước đạt 515 tỉ đồng, tăng bình quân 8,6%/năm, vượt mục tiêu đặt ra; sản lượng lương thực đạt 69.500 tấn, vượt 4.500 tấn so với mục tiêu. Song để tăng giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi đang mở rộng diện tích vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, đến nay đã đạt 2.500ha, tăng 1.200ha so với năm 2010. Ngoài ra, các xã đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như: Sử dụng máy cấy mạ khay, xây dựng cánh đồng mẫu lớn gieo trồng một loại giống, sản xuất ngô giống... Lĩnh vực chăn nuôi, toàn huyện có 225 trang trại, gia trại, trong đó có 81 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ NNPTNT, giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2015 ước đạt 205 tỉ đồng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2015 ước đạt 35 tỉ đồng, tăng 4,8 lần so với năm 2010...

Hiện nay, Vĩnh Lộc đang tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Lãnh đạo huyện đánh giá như thế nào về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế này?

- Ở lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, năm 2015 có bước tăng trưởng đột biến với tổng giá trị sản xuất ước đạt 260 tỉ đồng, tăng 177,5 tỉ đồng so với năm 2010. Việc phát triển công nghiệp là bức thiết, giải quyết được nhiều việc làm và mang lại thu nhập cao, ổn định cho LĐ vùng nông thôn. Đến nay, huyện đã thu hút được một số dự án đầu tư lớn như: Nhà máy gạch Phú Thịnh, một doanh nghiệp (DN) đầu tư trong lĩnh vực chế phẩm sinh học; đặc biệt, trên địa bàn huyện, lần đầu tiên có 2 DN 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu.

Tính đến cuối tháng 7.2015, các DN đang giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 LĐ với mức thu nhập bình quân đạt từ 3-5 triệu đồng/người/tháng. DN FDI ngoài giải quyết việc làm còn góp phần từng bước làm thay đổi nhận thức đối với LĐ nông thôn về tác phong làm việc công nghiệp. Cơ cấu LĐ ở khu vực nông nghiệp giảm 18,2% và tăng mạnh ở khu vực công nghiệp - xây dựng. Lĩnh vực dịch vụ thương mại phát triển nhanh cả về loại hình và quy mô. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ năm 2015 ước đạt 775 tỉ đồng, tăng 5,2% so với nhiệm kỳ trước. Xuất khẩu có bước tăng trưởng vượt bậc, trong 5 năm tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu ước đạt 95,8 triệu USD, vượt 7,6 lần so với mục tiêu đại hội. Kéo theo đó là các hoạt động dịch vụ du lịch gắn với di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ và các di tích. 5 năm qua, chúng tôi đón tiếp trên 231.000 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, doanh thu đạt 83,5 tỉ đồng.

Ông đánh giá và nhận định thế nào về các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và lĩnh vực văn hóa xã hội - an sinh xã hội... trên địa bàn huyện?

- 5 năm qua, tổng huy động vốn đầu tư phát triển của huyện là trên 2.530 tỉ đồng, tăng trên 1.040 tỉ đồng so với nhiệm kỳ trước. Nhiều công trình thiết yếu phục vụ dân sinh được đầu tư, đưa vào sử dụng như: Cứng hóa mặt đê và bó lát mái những đoạn xung yếu đê tả sông Mã; nâng cấp đê sông Bưởi và một số hồ chứa nước, trạm bơm; kiên cố hóa 246,8km kênh mương, 468,8km đường giao thông thôn xóm, nội đồng; xây dựng công viên cây xanh, bó vỉa, lát đá 1km vỉa hè thị trấn... Huy động trên 25 tỉ đồng đầu tư mạng lưới điện nông thôn. Hoàn thành việc lập và công bố quy hoạch sử dụng đất của huyện và quy hoạch sử dụng đất của 15/16 xã, thị trấn đến năm 2020. Công tác bảo vệ môi trường ở 15/16 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác thải sinh hoạt; xây dựng và đưa vào sử dụng bãi chứa rác thải tập trung tại xã Vĩnh Hòa; xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại thôn Đông Môn, thôn Bèo, xã Vĩnh Long.

Chúng tôi hoàn thành và đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi trước 2 năm so với kế hoạch, 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn, tỉ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học nguyện vọng 1 hằng năm đạt 40-45%; 5 năm qua, toàn huyện có 16 học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Giai đoạn 2011 -2015 đã giải quyết việc làm cho 15.200 LĐ, tăng 66%.

Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã và đang được Đảng bộ, chính quyền tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ sang các mô hình cây, con khác có giá trị cao hơn. Chúng tôi đang tiếp tục thực hiện dồn, đổi ruộng đất, tạo điều kiện mở rộng việc cơ giới hoá và ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Hiện giá trị sản phẩm trên 1ha diện tích đất canh tác ước đạt 110 triệu đồng/năm, tăng 35 triệu đồng so với năm 2010. Chương trình xây dựng nông thôn mới tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân. Trong 4 năm đã huy động được 866 tỉ đồng để xây dựng nông thôn mới. Nhân dân đã tự nguyện hiến 43.415m2 đất mở rộng nhà văn hóa, đường giao thông. Đến cuối năm 2014, toàn huyện đạt 13,3 tiêu chí/xã, tăng; 2 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc đặt ra mục tiêu phấn đấu, sớm đưa huyện nhà trở thành huyện nông thôn mới.

Thưa ông, từ những kết quả đạt được, phương hướng và mục tiêu của Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc đặt ra trong giai đoạn 2015-2020 là gì?

- Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được tăng cường, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất, giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong Đảng. Tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, mỗi năm kết nạp mới 110 đảng viên. Vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh vào tình hình thực tế của huyện.

Đảng bộ đặt ra mục tiêu phấn đấu là: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2016-2020 đạt 15%; trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 20,9%, dịch vụ tăng 19%. Huy động vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2016-2020 đạt 3.600 tỉ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 40 triệu đồng. Hằng năm thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 12% trở lên.

Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm 1,5%; LĐ qua đào tạo năm 2020 đạt 70%. 90% số người dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh. Phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn có chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Khuyến khích mở rộng các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Khai thác có hiệu quả di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ và các di tích, phấn đấu mỗi năm đón từ 120.000 - 150.000 lượt khách du lịch...

Báo Lao Động, 03/08/2015
Đăng ngày 04/08/2015
Anh Tuấn
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 21:56 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 21:56 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 21:56 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 21:56 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 21:56 10/01/2025
Some text some message..