ICAFIS - Thông báo Diễn đàn tôm Việt 2022

Thông báo Diễn đàn tôm Việt 2022 (lần 7) “Ứng dụng công nghệ trong phát triển nuôi tôm tại Việt Nam”

Diễn đàn tôm Việt 2022
Diễn đàn tôm Việt 2022.

I. Bối cảnh

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nuôi tôm và chế biến các sản phẩm từ tôm, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm 95% sản lượng tôm và cũng là trung tâm của các nhà máy chế biến tôm. Trong những năm gần đây, tôm ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Theo số liệu thống kê, năm 2020 tôm chiếm 44% xuất khẩu thủy sản tương đương giá trị đạt trên 3,7 tỷ USD. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2021, cả nước sản xuất được 41.000 con tôm bố mẹ (21.000 con tôm thẻ chân trắng và 20.000 con tôm sú); sản xuất tôm giống đạt 144,5 tỷ con (tăng 11 % so với cùng kỳ năm 2020). Năm 2021, diện tích tôm nước lợ thả nuôi đạt 747 nghìn ha (nuôi tôm sú là 626 nghìn ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 121 nghìn ha). Sản lượng tôm nuôi các loại năm 2021 đạt 970 nghìn tấn (tăng 4,3% so với năm 2020); trong đó, tôm sú 265 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 655 nghìn tấn, còn lại là tôm khác. Kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2021 đạt 3,9 tỷ USD (tăng 5,4% so với năm 2020). Trong tháng 4/2022, xuất khẩu tôm của nước ta đạt hơn 442 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm bốn tháng đầu năm nay đạt kỷ lục trong năm năm trở lại đây với 1,4 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ (VASEP). Có thể thấy sau những ảnh hưởng của đại dịch covid-19, ngành tôm Việt Nam đã có bước chuyển mình manh mẽ và khởi đầu tốt đẹp. Hiện tại, Việt Nam vẫn là nước đứng thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Ecuador về xuất khẩu tôm, trung bình 5 năm qua xuất khẩu tôm của nước ta tăng trưởng 5% mỗi năm. Các thị trường chính của tôm Việt Nam vẫn là Mỹ, Nhật Bản, Eu, Trung Quốc, Hàn Quốc… 

Theo kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 thì mục tiêu đến năm 2025 phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái. Ngành công nghiệp tôm công nghệ cao được hình thành ở các vùng sản xuất trọng điểm; vùng nuôi tôm hữu cơ được áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm dựa trên các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ.  Đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỷ USD, trong đó giá trị kim ngạch tôm nước lợ xuất khẩu là 8,4 tỷ USD.

Ngành tôm ngày càng phát triển một phần là thành quả của việc chuyển giao các ứng dụng công nghệ tiến bộ vào con tôm, giúp nâng cao năng suất, mật độ nuôi cũng như chất lượng tôm thương phẩm, đồng đều về kích cỡ, giảm hoặc tránh các tác động tiêu cực của môi trường đến quá trình nuôi, dễ dàng xử lý và kiểm soát môi trường nước… Tuy nhiên việc áp dụng những công nghệ kỹ thuật vào nuôi tôm vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề cần xử lý như đầu tư chưa được chỉnh chu do chi phí  đầu tư lớn, giá thành sản xuất vẫn cao hơn các nước khác, bà con còn chưa thực sự tiếp nhận sự chuyển giao, thay đổi trong kỹ thuật nuôi, vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị dịch bệnh… Ví dụ với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh có mật độ nuôi quá dày, nếu không có trình độ quản lý, kỹ thuật cao rất dễ gây thất thoát lớn trong quá trình nuôi trồng, đặc biệt là kiểm soát dịch bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo báo cáo của Cục thú y, trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 15.698 ha, chiếm khoảng 2,2% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước và chiếm 96,6% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại.  Hơn nữa khả năng cập nhật thông tin thị trường, giá cả vẫn còn giới hạn, hiện tại các thông tin đã được công khai trên mạng hoặc các ứng dụng như “App Diễn đàn tôm Việt” rất nhiều nhưng mọi người vẫn chưa tiếp cận được với các thông tin ấy. Đây cũng là một hạn chế trong phát triển ngành tôm Việt Nam.

Nhằm góp phần phát triển ngành tôm Việt Nam đạt mục tiêu đề ra, củng cố thương hiệu tôm Việt, Tổng cục thủy sản (D-FISH), Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, Hiệp hội tôm tỉnh Bạc Liêu (BSA) phối hợp với Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) – Hội nghề cá Việt Nam, OXFAM tại Việt Nam - Dự án “Tăng cường bình đằng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á (giai đoạn 2)– GRAISEA2, tổ chức “DIỄN ĐÀN TÔM VIỆT 2022 -  ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TẠI VIỆT NAM”

MỤC ĐÍCH

- Chia sẻ và cập nhật công nghệ mới, công nghệ tiên tiến ứng dụng trong ngành tôm

- Thảo luận chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển tôm bền vững, hiệu quả tại Việt Nam

- Định hướng phát triển khoa học, công nghệ ứng dụng trong ngành tôm


II. Thời gian

Ngày 15 tháng 7 năm 2022 

III. Địa điểm

Trung tâm Văn hoá, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, TP Bạc Liêu

HÌNH THỨC TỔ CHỨC

Diễn đàn sẽ bao gồm 02 không gian:

+ Hội nghị: Được tổ chức theo hình thức TRỰC TIẾP 

+ Triển lãm mini: Do không gian trưng bày có hạn nên Diễn đàn sẽ bố trí không gian trưng bày sản phẩm, công nghệ, mô hình…cho 15 đơn vị/Doanh nghiệp

IV. Thành phần tham dự

500 đến 600 đại biểu

Đại diện Tổng cục Thuỷ sản - Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn, Hội nghề cá Việt Nam – VINAFIS, Sở NN&PTNT các tỉnh, Chi cục thủy sản và Trung tâm khuyến nông các tỉnh, Hiệp hội tôm Bạc Liêu, OXFAM tại Việt Nam, Các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản, Các công ty cung ứng đầu vào (thức ăn, con giống, vi sinh, thiết bị,…), các trường – viện nghiên cứu thủy sản,  tổ chức NGO, Các nhà mua hàng và đông đảo các đơn vị truyền thông…

Diễn đàn còn có sự tham gia của các bà con nuôi tôm đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và các tỉnh khác thuốc ĐBSCL

Để biết thêm thông tin và đăng ký tham dự xin liên hệ:

+ Đăng ký bài trình bày, chia sẻ tại Diễn đàn trước 30/6/2022

+ Đăng ký không gian trưng bày sản phẩm và công nghệ: Trước 5/7/2022

Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS)

Điện thoại: 0985.024.307    Email: [email protected]

Đăng ngày 23/06/2022
ICAFIS
Doanh nghiệp

Khởi công nhà máy chế biến cá tra từ “nguồn tài chính xanh” ở Đồng Tháp

Tại Cụm công nghiệp Vàm Cống ở xã Bình Thành (Lấp Vò, Đồng Tháp), ngày 7/1/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia (I.D.I) khởi công xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ có tổng mức đầu tư 674 tỷ đồng từ “nguồn tài chính xanh”. Nhà máy chế biến cá tra này đã trở thành một đơn vị tiên phong thực hiện “Hành trình xanh - Giá trị xanh” trong nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu.

Nhà máy chế biến
• 08:00 18/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 14:29 15/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 14:12 08/01/2025

Vui Tết Ất Tỵ chơi game trúng quà - Nhận lì xì cực đã

Không khí Tết đã dần ngập tràn khắp mọi nơi, người người nhà nhà đang nô nức sắm sửa, trang hoàng để chuẩn bị cho một cái Tết trọn vẹn và sung túc. Còn bà con thân yêu của Farmext eShop đã chuẩn bị đón Tết đến đâu rồi?

Minigame
• 08:00 04/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 00:05 20/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 00:05 20/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 00:05 20/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 00:05 20/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 00:05 20/01/2025
Some text some message..