Indonesia trăn trở với 700 cá thể rùa mũi to vừa tịch thu

Trung tâm Tài nguyên thiên nhiên Jakarta đang chăm sóc gần 700 cá thể rùa mũi to vừa được cứu hộ sau khi một vụ vận chuyển trái phép được phát hiện tại cảng hàng không Soekarno-Hatta. Toàn bộ các cá thể rùa trên chưa đầy một tháng tuổi.

rùa mũi to
Rùa mũi to đang là mục tiêu của nhiều kẻ buôn lậu.

Awen Supranata, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên thiên nhiên Jakarta đang băn khoăn không biết nên thả chúng về sinh cảnh tự nhiên ở tỉnh Papua hay tiếp tục nuôi dưỡng cho đến khi chúng đủ sức tồn tại trong thiên nhiên. Vì sẽ nguy hiểm nếu thả chúng vào lúc này do rùa mũi to là con mồi ưa thích của nhiều loài cá và rắn lớn.

Quần thể rùa nước ngọt (tên thường gọi: cái tên rùa mũi to) đang giảm mạnh và được pháp luật Indonesia và CITES bảo vệ. Khi phát triển đến trọng lượng hơn 18kg, rùa mũi to có sức hấp dẫn như những con vật nuôi làm cảnh trong nhà. Do đó, các tay buôn lậu thường xem chúng như những món tiền tươi đầy cám dỗ. Một cá thể rùa mũi to (con non) có thể được các tay buôn lậu trả giá 20USD. Và trên thị trường chợ đen, những người yêu thích vật nuôi sẽ phải trả từ 500 đến 2.000 USD cho một cá thể rùa mũi to trưởng thành.

Rùa mũi to có tên khoa học Carettochelys insculpta có phân bố Indonesia, Papua New Guinea và Australia. Thuộc Phụ lục II CITES, việc buôn bán rùa mũi to được quy định chặt chẽ nhằm bảo tồn loài khỏi việc khai thác quá mức từ tự nhiên.

Toàn bộ số rùa mũi to được Cơ quan Thanh tra Thủy sản Jakarta phát hiện vào ngày 1-4 trong hành lý trên chuyến bay của hãng hàng không Sriwijaya Air từ Papua tới Jakarta. Lô hàng thiếu các tài liệu đi kèm nên việc điều tra thủ phạm gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Teguh Samudro, Trưởng bộ phận kiểm dịch tại cảng hàng không Soekarno-Hatta khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục truy tìm thủ phạm”.

Chairul Saleh, điều phối viên WWF tại Indonesia cho rằng, một số ít trong 700 con rùa này sẽ được bán làm vật nuôi cho những người yêu thích vật nuôi là rùa.

Và nếu các cơ quan thẩm quyền quyết định không trả các cá thể rùa về tự nhiên, họ sẽ được lựa chọn việc nuôi dưỡng chúng. Supranata cho biết: “Chúng tôi có một khu nuôi dưỡng bán hoang dã ở Lampung hoặc chuyển chúng tới Taman Safari, một vườn thú ở tỉnh Bogor, Tây Java, nơi có nhiều kinh nghiệm chăm sóc rùa mũi to”. 

Nhân dân
Đăng ngày 05/04/2013
bảo tồn
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 22:29 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 22:29 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 22:29 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 22:29 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 22:29 26/11/2024
Some text some message..