Indonesia tranh cãi vì lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm giống

Tân Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indonesia vừa có đề xuất gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm con ở nước này và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.

Tôm hùm giống
Một lọ đựng tôm hùm giống được mang ra trưng bày tại hội nghị chống kinh doanh trái phép tôm hùm giống tổ chức tại trụ sở cảnh sát Surabaya vào ngày 2/12 vừa qua. Ảnh: Reuters

Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng nếu cho phép xuất khẩu trở lại tôm hùm con sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển này và góp phần “làm giàu” thêm cho những quốc gia đang cạnh tranh.

Tân Bộ trưởng Ngư nghiệp Edhy Prabowo – người vừa được Tổng thống Joko Widodo bổ nhiệm vào tháng 10 năm nay, nói rằng việc cho phép xuất khẩu tôm hùm con (hoặc tôm hùm giống) sẽ giúp hỗ trợ nông dân.

Ông Prabowo phản đối lệnh cấm xuất khẩu tôm giống và cho rằng đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nạn buôn lậu tôm. Đồng thời, truyền thông nước này cho hay, nếu được xuất khẩu, Indonesia có thể bán tôm giống cho Việt Nam – quốc gia vốn có nghề nuôi tôm hùm phát triển hơn.

Trước đó, cựu Bộ trưởng Ngư nghiệp là bà Susi Pudjiastuti vào năm 2016 đã ban hành lệnh cấm đánh bắt và xuất khẩu tôm hùm con nếu chúng có kích thước nhỏ hơn 8cm và nặng ít hơn 200gr, nhằm mục đích bảo tồn nguồn lợi thủy sản này. Bà Susi cũng là người nổi tiếng vì vụ bắt giữ 556 tàu đánh cá nước ngoài trái phép tại Indonesia.

Trước đề xuất mới của Tân Bộ trưởng, bà Susi đã bảo vệ chính sách hiện tại của mình và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ nguồn tài nguyên cho Indonesia.

“Nếu chúng ta không quan tâm và không dừng việc đánh bắt tôm hùm giống, chúng ta sẽ chỉ làm giàu thêm cho Việt Nam và Indonesia có thể sẽ không bao giờ thấy được con tôm hùm nào nữa trên biển.”

Với Tổng thống Indonesia Joko Widodo, ông cho biết lệnh cấm xuất khẩu tôm giống có thể không giúp bảo vệ môi trường nhiều mà bù lại, kinh tế đất nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ông nói: “Đừng nói không với xuất khẩu. Sự cân bằng là điều cần thiết, tuy nhiên không phải cái gì đánh bắt được cũng đem đi xuất khẩu. Điều này cũng sai.”

Việc có xuất khẩu tôm hùm giống hay không hiện đang là vấn đề gây tranh cãi nhiều tại Indonesia – đất nước có địa hình tự nhiên với hầu hết diện tích đều giáp biển với hàng chục ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Đây cũng là một trong những nước xuất khẩu thủy hải sản lớn nhất thế giới. Tuy vậy, sản lượng xuất khẩu tôm hùm của nước này đã sụt giảm mạnh trong những năm gần đây, từ 3.330 tấn xuống còn khoảng 1.960 tấn, theo dữ liệu do công ty nghiên cứu Statista (Đức) cung cấp.

VOH
Đăng ngày 19/12/2019
Thư Vân
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:55 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:55 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:55 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 09:55 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 09:55 26/11/2024
Some text some message..