Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
Phải học từ nông dân, thì mới làm "thầy" cho nông dân được.

kể câu chuyện nghề

Giữa thập niên 1990s, lần đầu tiên đơn vị có được một dự án hợp tác quốc tế với mục tiêu cải thiện sinh kế cho người nghèo thông qua phát triển nuôi trồng thủy sản qui mô nông hộ nhỏ ở các tỉnh miền đông Nam bộ. Dự án (DA) được triển khai với sự điều phối của Viện Công nghệ châu Á (Asian Institute of Technology, AIT) và sự hợp tác của các trung tâm khuyến nông (TTKN) địa phương. 

Hoạt động đầu tiên là tiến hành điều tra để chọn nông hộ tham gia DA với các tiêu chí như thu nhập thấp, có mong muốn và điều kiện phát triển nuôi cá,… Hôm đó, sau khi làm việc với Ban giám đốc TTKN một địa phương về nội dung DA, tôi được một cán bộ của TTKN (CBKN) tên P. chở xe gắn máy đi thăm các hộ có ao nuôi cá ở địa bàn đã chọn.

cán bộ khuyến nông

Sau khi thăm một số hộ thì trời đã trưa nhưng anh CBKN vẫn nhiệt tình chở tôi đi sâu vào trong xóm. Tôi gợi ý: “Hay là mình ra thị trấn ăn cơm rồi chiều đi tiếp.”. Anh ấy hỏi: “Thầy đói rồi hả? Vậy thì mình đi ăn cơm.”. Thật ngạc nhiên, thay vì quay ra thị trấn để tìm một quán cơm thì P. tiếp tục len lỏi trên con đường làng rồi tấp vào một nhà dân. Bác chủ nhà chạy ra vồn vã: “Ủa, sao lâu không thấy ghé chơi? Đi đâu mà trưa vậy chú P.?”. Sau khi giới thiệu 2 bên và có đôi câu thăm hỏi về sức khỏe của gia chủ, anh CBKN hỏi: “Nhà ăn cơm chưa bác H.?”. Bác chủ nhà đáp: “Ăn rồi. Chắc mấy chú chưa ăn cơm hả?”. “Dạ chưa.”. “Vậy thì đợi chút nhen.”.

Bác chủ nhà đi vào trong một lát rồi sau đó ra ngồi tiếp chuyện chúng tôi. Anh CBKN thăm hỏi tình hình sản xuất và đôi khi đưa ra những giải thích hay lời khuyên về kỹ thuật canh tác. Khoảng gần nửa giờ thì thấy bác gái bưng ra một mâm cơm nóng hổi với thức ăn đươc chế biến từ các nguyên liệu “cây nhà lá vườn”. Bác chủ nhà nói: “Mấy chú cứ tự nhiên. Tôi ăn rồi nên ngồi uống vài chén cho vui.”. Anh CBKN cũng không khách sáo, nhanh chóng bới cơm và chúng tôi dùng bữa. Tôi thấy rất ngon miệng vì đang đói, thức ăn lạ và sự thân tình của gia chủ. Sau bữa cơm, chúng tôi ngồi trao đổi thêm những thông tin cần biết và xin phép tiếp tục công việc. Hôm đó tôi đã học được bài học đầu tiên: “Muốn làm thầy, trước hết phải là người bạn tin cậy của của nông dân”.

kể câu chuyện nghề

Công việc tiếp theo của DA là tập huấn cho nông dân về kỹ thuật nuôi cá trong ao. Do thiếu cán bộ có chuyên môn vể thủy sản nên CBKN chịu trách nhiệm tổ chức phòng học và mời nông dân, và cán bộ DA chịu trách nhiệm truyền đạt kỹ thuật. Để tránh học chay như thường diễn ra ở các địa phương, DA đã chuẩn bị các trợ huấn cụ như mẫu cá, hình vẽ, giấy đo pH,… Nội dung tập huấn cũng được chuẩn bị kỹ với các kiến thức cần truyền đạt, từ đặc điểm sinh học cá nuôi đến môi trường sống, chọn đối tượng nuôi, thả giống, cho ăn,… 

Buổi tập huấn đầu tiên diễn ra suôn sẻ trong khoảng 3 giờ. Ban đầu, học viên tỏ ra hứng thú với phương pháp học mới nhưng dần lộ vẻ mệt mỏi và chắc tiếp thu không được mấy. Lý do đơn giản không phải họ không cần kỹ thuật nhưng với khối lượng kiến thức lớn lại được truyền đạt trong thời gian ngắn với rất nhiều từ ngữ chuyên môn thì ngay cả một người trẻ tuổi cũng khó tiếp thu huống chi là những bác nông dân lớn tuổi. Sau đó, cán bộ DA đến thăm các nông hộ mới phát hiện mỗi nông dân đến lớp tập huấn với những khó khăn riêng như cá chậm lớn, hao hụt cao, năng suất thấp, v.v. Sau lớp học, họ đã không thể rút được giải pháp nào cho vấn đề của mình. Thật là một cách giảng dạy “phản khoa học”. Tôi đã học được bài học thứ hai là: “Hãy mang đến cho nông dân cái họ cần chứ không phải cái mình có”. 

cán bộ khuyến nông

Từ đó, nội dung kỹ thuật về nuôi cá được chia nhỏ thành các giải pháp như chuẩn bị ao, chọn và thả giống, chế biến thức ăn,… và được tập huấn với nhiều buổi học. Ở mỗi buổi, nông dân sẽ trình bày kết quả áp dụng giải pháp kỹ thuật đã học trước đó và cùng thảo luận để rút kinh nghiệm trước khi học giải pháp tiếp theo. Cách tập huấn này đã giúp nông dân nắm chắc và áp dụng hiệu quả các giải pháp kỹ thuật đã học. Tuy nhiên, các TTKN lúc đó khó áp dụng cách tiếp cận này do những cơ chế ràng buộc về tài chánh và phải chạy theo chỉ tiêu về số lượng lớp và học viên được tập huấn. 

kể câu chuyện nghề

Để tăng cường nguồn nhân lực cho các TTKN, DA đã tiến hành đào tạo chuyên đề về nuôi trồng thủy sản cho các CBKN. Các CBKN này sau đó đã tiến hành tập huấn lại cho các nông dân. Theo dõi cách tập huấn của CBKN mới thấy khác hẳn với phương pháp giảng dạy hàn lâm ở nhà trường. Họ đã chuyển đổi những thuật ngữ chuyên môn thành những từ đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ nhưng không sai.

cán bộ khuyến nông

Ví dụ, nói về tầm quan trọng của thức ăn tự nhiên, thay vì dùng các thuật ngữ như “tảo” hay “phiêu sinh vật”, họ chỉ đơn giản hỏi nông dân là “Cái gì làm cho nước có màu xanh?” và khi một nông dân rụt rè trả lời “Là chất xanh.” thì họ nhanh chóng chấp nhận: “Đúng rồi, đó là chất xanh và cũng là thức ăn cho cá. Chất xanh này giống như cây trồng. Vậy muốn phát triển chất xanh để cho cá mau lớn thì bà con phải làm sao?”. Cả lớp đồng thanh: “Phải bón phân.”. Thật tuyệt vời! Và tôi đã học được bài học nữa là “hãy nói cùng ngôn ngữ với nông dân”.

kể câu chuyện nghề

Ngoài tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn cũng là phương pháp chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Khi cùng các CBKN đi chọn nông hộ làm mô hình trình diễn, tôi thường được giới thiệu đến các hộ đã hay đang làm mô hình về cây trồng hay vật nuôi khác. Đây thường là những hộ có nhiều kinh nghiệm và nguồn lực sản xuất so với mặt bằng chung của cộng đồng. Điều này cũng dễ hiểu vì CBKN chịu áp lực là mô hình trình diễn phải thành công; vì không thành công thì làm sao tổ chức tổng kết và nhân rộng được. Điều này cũng giải thích tại sao nhiều mô hình trình diễn thành công nhưng không thể nhân rộng vào thời đó.

Sau khi chọn các nông hộ tham gia xây dựng mô hình trình diễn theo tiêu chí của DA là phải đại diện cho cộng đồng về kinh nghiệm cũng như nguồn lực sản xuất, DA tiến hành tập huấn và hướng dẫn nông dân triển khai các bước kỹ thuật như chuẩn bị ao, thả giống,… Nhận thấy các nông hộ thả cá giống quá nhỏ do tâm lý muốn có nhiều con giống hơn và điều này dẫn đến tỉ lệ hao hụt cao, CBDA đã hướng dẫn các nông hộ cách tiến hành ương cá trong giai, do DA cung cấp, thêm một thời gian để chăm sóc cá tốt hơn. Vài hôm sau, khi CBDA đến thăm thì thấy giai không còn trong ao. Hỏi ra mới biết do nông dân thấy nhiều cá chết nên cho rằng do giai chật hẹp nên đã thả cá ra ao. Thật ra trước đây cá chết bị tấp vào các bụi cỏ ven bờ hay bị vật nuôi khác ăn nhưng họ không thấy. Giải pháp này xem như thất bại.

cán bộ khuyến nông

Mặt khác, các nông hộ thường thả giống với mật độ rất cao do suy nghĩ đơn giản là thả càng nhiều giống sẽ thu được nhiều cá. Điều này dẫn đến cá thiếu thức ăn, chậm lớn và hao hụt nhiều. Dù nỗ lực thuyết phục việc giảm mật độ nhưng nhiều nông dân không chấp nhận. DA phải cam kết rằng nếu nông hộ thả giống theo mật độ được khuyến cáo mà sản lượng thu hoạch thấp hơn các năm trước thì sẽ được DA bù cho phần thiếu hụt. Kết quả cho thấy sau vụ nuôi, nông hộ thả giống ít hơn nhưng thu được sản lượng cao hơn và kích thước cá thu hoạch cũng lớn hơn. Từ đó các nông hộ đều giảm mật độ thả giống. DA cũng không khuyến cáo các nông hộ ương cá trong giai; thay vào đó là nên mua con giống lớn và khuyến cáo này đã được các nông hộ chấp nhận.

Bài học mà tôi có được từ hoạt động này là “Muốn giúp đỡ thì không cho không, và luôn suy nghĩ và đồng hành cùng nông dân”.

kể câu chuyện nghề

Một lần DA tổ chức cho CB của các TTKN đối tác đi tham quan học tập các mô hình khuyến nông ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đoàn được sắp xếp thăm một lớp học trên đồng ruộng của nông dân (farmer field school, FFS) về phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (integrated pest management, IPM) trên cây lúa. Đây là phương pháp được phát triển bởi Tổ chức lương nông thế giới (FAO) để giúp nông dân học và nắm bắt những kiến thức và kỹ năng cần có trong canh tác lúa dựa trên quan sát, thí nghiệm và thảo luận để có một vụ mùa không địch hại. Bản thân tôi nhận thấy với cách tập huấn lâu nay, DA đã trao cho nông dân một “công thức” để nấu “món ăn” mà DA nghĩ là cần cho họ thay vì cung cấp các “nguyên liệu” để họ tự nấu “món ăn” mà mình mong muốn.

Đánh giá cách tiếp cận FFS có thể là giải pháp thích hợp để nâng cao năng lực cho nông dân ít nguồn lực, tôi đã trao đổi với điều phối viên DA, một chuyên gia trong lãnh vực xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn, thì được biết FFS, ngoài cây lúa, đã có áp dụng trên các cây trồng khác hay trên gia cầm nhưng chưa từng được thử nghiệm trong nuôi thủy sản. Tuy nhiên, điều phối viên khuyến khích DA nên thử nghiệm ở Việt Nam. DA đã xây dựng các mô-đun kiến thức liên quan như sinh học cá nuôi, môi trường sống, chọn và thả giống, thức ăn và cho ăn,… Tiếp theo DA thiết kế các thí nghiệm nhỏ với các thiết bị đơn giản mà học viên có thể tiến hành và có kết quả trong thời gian ngắn, thảo luận về kết quả thí nghiệm và rút ra giải pháp phù hợp để áp dụng trong ao cá của mình.

cán bộ khuyến nông

Các nông dân tham gia lớp học FFS đã tỏ ra rất hứng thú với phương pháp học mới này. Từ đó cho thấy các kiến thức mà nông dân tiếp thu được từ lớp học FFS là cơ bản và hệ thống, và các giải pháp kỹ thuật áp dụng trong ao cá là phù hợp và hiệu quả. Cách tiếp cận này được DA chuyển giao cho nhiều TTKN địa phương và sau đó được các dự án khác áp dụng với tên gọi là “lớp học tại hiện trường của nông dân”. Qua đây tôi rút ra bài học “Nếu có cái tâm với nông dân thì không có gì là không thể làm được”.

kể câu chuyện nghề

Thời ấy phong trào nuôi tôm sú mới phát triển và Việt Nam đã sản xuất được con giống nhân tạo. Do môi trường còn sạch sẽ nên nhiều người nuôi tôm thành công và trở nên khá giả. Nuôi tôm cũng tạo ra nguồn nguyên liệu ngày càng quan trọng cho chế biến xuất khẩu. Các nhà quản lý cũng như CBKN thường khuyến khích nông dân áp dụng mô hình nuôi thâm canh. Mà “thâm canh” lúc bấy giờ chủ yếu là thả giống với mật độ thật cao trong khi điều kiện trang thiết bị giúp quản lý môi trường nuôi lại rất hạn chế. Một lần tôi có dịp tham dự lễ tổng kết phong trào nuôi tôm của ngành nông nghiệp ở một địa phương lớn. Trong buổi lễ, một CB cấp bộ vừa về hưu được mời lên phát biểu. Khi còn đương chức, vị này đi đâu cũng “hô hào” bà con phải nuôi tôm thâm canh theo định hướng của ngành. Trong phát biểu của mình, vị này khuyến cáo bà con nên thả tôm mật độ thấp để tránh rủi ro. Nhiều nông dân “tiên tiến” tham dự buổi lễ do thành tích nuôi tôm trúng đã kháo nhau: “Bây giờ mà ông ấy còn đi khuyên người ta thả tôm mật độ thấp thì ai nghe”. Quả nhiên sau đó dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng, bùng phát và gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm trong nhiều năm. Sau đó người nuôi tôm đã tự động giảm mật độ thả. Qua đó tôi có một bài học nữa là “Phải có dũng khí để đưa ra những lời khuyên đúng nhằm tránh thiệt hại cho nông dân”. 

cán bộ khuyến nông

Trong hơn 10 năm thực hiện dự án, có điều kiện làm việc với các CBKN và nông dân ở nhiều địa phương, đặc biệt với các nông hộ nhỏ, là khoảng thời gian đặc biệt thú vị đối với tôi. Tôi đã học được ở các CBKN nhiều điều như tính trung thực và lòng nhiệt thành với công việc; ở người nông dân là về sự giản dị, chân thật và ý chí vươn lên. Ngày nay, khi trình độ kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, và quy mô sản xuất ngày càng lớn thì đầu tư của xã hội như nghiên cứu, hạ tầng cơ sở,… dành nhiều cho các trang trại lớn và hướng đến các nông hộ có nhiều nguồn lực hơn. Vì thế, thật đáng trân trọng khi vẫn còn có những    ngưởi “Thầy” vẫn đang lặn lội ở các vùng sâu vùng xa để dạy cho người nông dân ít nguồn lực phát triển nuôi thủy sản nhằm cải thiện đời sống của gia đình.

Đăng ngày 18/10/2021
NTC @ntc
Góc nhìn

Một số điển hình hợp tác xã tham gia chuỗi tôm

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn vừa cho biết, hiện cả nước hiện có 208 HTX tham gia liên kết chuỗi tôm cùng 136 doanh nghiệp và 58.314 hộ dân với giá trị sản phẩm chiếm 19,68% tổng giá trị sản phẩm tôm. Những liên kết này đóng vai trò quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm tôm trên thị trường và chủ trương của nước ta đang khuyến khích phát triển. Xin giới thiệu một số hợp tác xã (HTX) điển hình.

Hợp tác xã
• 11:00 12/03/2025

Điểm sáng với tôm và khó khăn với cá tra

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1,429 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2024, mở ra tín hiệu tích cực với ngành tôm nhưng không ít rủi ro cho cá tra. Nếu quản lý tốt các rủi ro và tận dụng cơ hội, năm 2025 sẽ là thời điểm phù hợp để mở rộng thả nuôi cá tra nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, ngược lại thì không nên thả nuôi.

Cá tra
• 09:00 12/03/2025

Giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình nuôi tôm

Ngày 14/2/2025, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II công bố báo cáo đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình nuôi tôm nước lợ nhằm tăng tính cạnh tranh, đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:55 07/03/2025

Cuối tháng 3/2025 làm việc với Đoàn Thanh tra EC gỡ “thẻ vàng”

Kế hoạch Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ làm việc tại Việt Nam từ ngày 21-31/3/2025 nhằm đánh giá công tác chống khai thác IUU để có thể gỡ “thẻ vàng”. Lãnh đạo Bộ NN&MT cùng các địa phương từ Bắc vào Nam đang tích cực triển khai nhiều công việc cụ thể, quyết gỡ “thẻ vàng”, xây dựng ngành thủy sản bền vững.

Tàu cá
• 10:52 05/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 10:16 16/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 10:16 16/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 10:16 16/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 10:16 16/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 10:16 16/03/2025
Some text some message..