Kế hoạch của UNESCO đối với rạn san hô Great Barrier

Ngày 01/07, nhóm 5 chuyên gia khí hậu và đại dương đã gửi thư tới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) để bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch của tổ chức này đưa rạn san hô Great Barrier của Australia vào danh sách các Di sản Thế giới "đang gặp nguy hiểm".

Rạn san hô Great Barrier.
Rạn san hô Great Barrier ở ngoài khơi đảo Orpheus, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN.

Nhóm chuyên gia trên gồm 2 nhà khoa học Ove Hoegh-Guldberg và Terry Hughes tại Trung tâm nghiên cứu san hô thuộc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học quốc gia của Australia, chuyên gia Andrea Grottoli thuộc Hiệp hội San hô quốc tế, nhà khoa học Johan Rockstroem thuộc Viện nghiên cứu Khí hậu Potsdam của Đức và nhà nghiên cứu sinh vật biển người Mỹ Sylvia Earle.

Nội dung bức thư của họ nhấn mạnh UNESCO "đã đưa ra quyết định đúng đắn" khi đề xuất đưa rạn san hô Great Barrier vào danh sách Di sản Thế giới "đang gặp nguy hiểm".

Trong báo cáo sơ bộ công bố hồi tháng 6 vừa qua, trước thềm một hội nghị quan trọng dự kiến diễn ra tại Trung Quốc từ ngày 16-31/07 tới, UNESCO cho rằng hệ sinh thái san hô lớn nhất thế giới - viên ngọc trên vương miện du lịch của Australia - đang bị hủy hoại chủ yếu do Trái Đất ấm lên.

Bà Fanny Douvere, phụ trách chương trình Di sản đại dương thế giới của UNESCO, nhận định "đây là lời cảnh báo đối với cộng đồng quốc tế và toàn thể nhân loại rằng hệ sinh thái Great Barrier đang lâm nguy". Bà Douvere cũng nhấn mạnh rằng kế hoạch của UNESCO được đưa ra dựa trên các báo cáo khoa học từ chính Australia.

Ủng hộ kế hoạch trên, các nhà khoa học nhận định việc bảo vệ rạn san hô Great Barrier đòi hỏi toàn cầu phải hành động hiệu quả để giảm phát thải khí carbon. Tuy nhiên, họ cho rằng Australia cho đến nay vẫn chưa thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong nỗ lực chung toàn cầu này khi không tham gia cam kết đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Trong khi đó, Canberra bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ quyết định của UNESCO, cho rằng việc đưa rạn san hô Great Barrier vào danh sách Di sản Thế giới "đang gặp nguy hiểm" sẽ tác động tiêu cực tới ngành du lịch Australia.

Tuần trước, các nhà đại diện ngoại giao của Australia và 11 quốc gia khác tại UNESCO cũng gửi thư tới cơ quan này để bày tỏ "quan ngại chung" về quyết định liên quan tới rạn san hô Great Barrier. Nội dung thư cho rằng bất kỳ khuyến nghị nào về các di sản thế giới cũng nên dựa trên "sự tham vấn chặt chẽ" với quốc gia sở hữu di sản đó.

Được tôn vinh là Di sản thiên nhiên Thế giới vào năm 1981, song cho đến nay rạn san hô Great Barrier là một trong 7 di sản dự kiến sẽ được liệt vào danh sách "đang gang gặp nguy hiểm" do suy giảm môi trường sinh thái, do tác động của tình trạng phát triển quá mức và khai thác du lịch quá mức.

Trải dài hơn 2.400km ngoài khơi bờ biển bang Queensland của Australia, Great Barrier là quần thể san hô lớn nhất thế giới, mỗi năm thu về khoảng 4,8 tỷ USD cho ngành du lịch Australia trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, quần thể san hô này đang bị tàn phá nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo các nhà khoa học, các mức nhiệt cao kỷ lục gây ra các đợt tẩy trắng san hô vào các năm 2016 và 2017 đã làm suy yếu san hô nhỏ và san hô trưởng thành ở thời kỳ sinh sản. Điều này có nghĩa là khả năng phục hồi của san hô sau các đợt tẩy trắng hàng loạt đã bị tổn thương.

TTXVN
Đăng ngày 09/07/2021
Minh Tâm
Môi trường

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 03:57 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 03:57 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 03:57 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 03:57 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 03:57 26/04/2024