Kẽm và đồng làm giảm tỉ lệ sống của cá nuôi

Mới đây, các nhà khoa học người Trung Quốc đã chứng minh được những ảnh hưởng tiêu cực và nguy hiểm của sự độ độc cấp tính Kẽm Sulfat và Đồng (II) Sulfate gây ra trên cá nuôi.

Kẽm và đồng làm giảm tỉ lệ sống của cá nuôi
Kim loại nặng là một trong những nguyên nhân làm chết cá nuôi. Ảnh: anninhthudo

Ô nhiễm kim loại nặng

Sự phát triển của ngành công nghiệp và các hoạt động của con người gây ra sự ô nhiễm nặng nề ở nhiều dòng sông trên thế giới. Ô nhiễm môi trường do kim loại nặng đã không ngừng gia tăng bởi các loại kim loại nặng được thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của con người.

Một số kim loại nặng là thành phần cơ bản và được sinh vật biển hấp thụ trực tiếp trong nước. Theo Alireza P và các cộng sự (2016), kim loại nặng đóng vai trò quan trọng trong một số quá trình enzym, các chức năng hô hấp của tế bào, tổng hợp mô liên kết, chức năng dẫn truyền thần kinh,... Nhưng kim loại nặng cũng được xem là một tác nhân chính yếu gây ra ô nhiễm môi trường nước, cản trở sự phát triển của sinh vật trong nước, mà Zn và Cu là hai kim loại nặng phổ biến nhất.

Mặc dù Zn và Cu là các nguyên tố vi lượng thiết yếu, cần thiết của đời sống tất cả các sinh vật cho một số chức năng sinh lý hóa nhưng chúng cũng được biết đến là gây là độc đối với sinh vật khi ở trên nồng độ tối ưu. Đặc biệt, các kim loại nặng như Zn và Cu được tích lũy và hấp thu bởi sinh vật và sự hiện diện của chúng trong chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người (Ahmed M và các cộng sự 2016). 

Độc tính của kim loại nặng trên cá

Trong một nghiên cứu của Ling Zeng và các cộng sự (2018), đã thực hiện để xác định độ độc cấp tính của hai kim loại nặng (Kẽm Sulfat (ZnSO4*7H2O), Đồng (II) Sulfate (CuSO4*5H2O)) đến khả năng chịu đựng của một loài thuộc họ cá chép bản địa ở Trung Quốc (Percocypris pingi). Cá thí nghiệm sẽ phải chịu các nồng độ kim loại nặng khác nhau sau các khoảng thời gian (24 h, 48 h, 72 h và 96 h) để khảo sát tỷ lệ tử vong, xác định nồng độ trung bình gây chết (LC50) của cá. 

Thử nghiệm độc tính cấp tính của kim loại nặng trên cá bằng các nồng độ kẽm khác nhau (0, 1,60, 2,40, 3,20, 4,00, 4,80, 5,60) mg/L và đồng (0, 0,6, 1,00, 1,40, 1,80, 2,20, 2,60) mg/L trong tất cả nghiệm thức. Trong suốt thời gian thí nghiệm, bể nuôi được sục khí liên tục, không cho ăn và không thay nước. Tỷ lệ tử vong được đo tại các thời điểm khác nhau (24 h, 48 h, 72 h và 96 h).


Tỷ lệ tử vong của cá đối với kẽm (Zn) và đồng (Cu) ở các nồng độ khác nhau trong thời gian phơi nhiễm ở 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và 96 giờ.

Biểu hiện độc tính cấp tính do kim loại nặng trên cá thử nghiệm:  bơi chậm hoặc vẫn ở dưới đáy bể ở nồng độ kim loại nặng thấp. Khi tăng nồng độ lên, các nhóm cá nuôi có phản ứng giật mình và di chuyển nhanh. Cá dần dần trở nên yếu đi và sau đó chết ở đáy bể.

Các kim loại nặng theo thứ tự độc tính: Cu> Zn. Nồng độ Zn và Cu an toàn là 0.2852 mg/L và 0.1340 mg/L, tương ứng. 

Kẽm (Zn) là một kim loại phổ biến tồn tại trong môi trường, và là một kim loại vi lượng thiết yếu cần thiết cho tất cả các sinh vật sống, rất quan trọng đối với hơn 300 enzyme và nhiều protein khác (Muralisankar T và các cộng sự, 2015). Tuy nhiên, kẽm có khả năng độc hại khi ở nồng độ cao. Ngoài ra, thí nghiệm của Abdulali Taweel và M. Shuhaimi-Othman (2013) trên cá rô phi cho thấy LC50 24h, 48h, 72h và 96h của kẽm là 64.897 mg/L, 37.306 mg/L, 22.700 mg/L, 16.177 mg/L, tương ứng. Khi nồng độ kẽm tăng lên, tỷ lệ tử vong của cá cũng tăng lên. 

Đồng (Cu) chủ yếu bắt nguồn từ nước thải của các nhà máy, liên quan đến sản xuất hàng điện tử, thuốc trừ nấm, phân bón (Mazon AF, Cerqueira CC, Fernandes MN, 2002). Trong nghiên cứu của Ling Zeng và các cộng sự (2018), giá trị LC50 của đồng ở 24h, 48h, 72h và 96h là 1,730 mg/L, 1,389 mg/L, 1,340 mg/L và 1,340 mg/L, tương ứng. Và giá trị LC50 của đồng trên cá là 1.340 mg/L ở 72 h và 96 h. Nhìn chung, sự gia tăng nồng độ của đồng sẽ làm gia tăng tỷ lệ tử vong đối với cá, cũng phụ thuộc vào thời gian và nồng độ của đồng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị LC50 đối với cá. 

Trong nghiên các nghiên cứu khác, độc tính cấp tính của thủy ngân (Hg) và cadmium (Cd) trên loài thuộc họ cá chép bản địa Trung Quốc (Percocypris pingi). Theo Yuan D (2017), Giá trị LC50 96h của thủy ngân clorua (HgCl2 ) là 0,27 mg/L. Nhưng giá trị LC50 96h của cadmium chloride (CdCl2) là 0,081 mg/L. Kết quả cho thấy xếp hạng độc tố của bốn kim loại nặng là Cd> Hg> Cu> Zn.

Các nghiên cứu này cho thấy ô nhiễm kim loại nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉ lệ chết của cá nuôi do đó cần có công cụ đo lường chúng trong nguồn nước sông ngòi ở những vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm để ngăn ngừa việc cấp phải nguồn nước nhiễm kim loại nặng nuôi cá. Với người nuôi trồng thủy sản thì việc xử lý tồn dư kim loại nặng trong nước trước khi thả nuôi là một thao tác hết sức quan trọng để hạn chế tác hại của các kim loại này đến vật nuôi.

Đăng ngày 05/10/2018
Thanh Tâm
Kỹ thuật

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 21:02 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 21:02 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:02 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 21:02 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:02 29/03/2024