Kéo nhau xuống hố

Các doanh nghiệp chế biến cá tra cạnh tranh phá giá, giẫm đạp nhau trên thị trường càng làm cho tình hình thêm bi đát

ông Hồ
Ông Huỳnh Vãn Hồ bên ao cá chuẩn bị treo dài hạn vì không còn vốn để tái đầu tu. Ảnh: THỐT NỐT

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 10 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu cá tra cả nước chỉ đạt 1,45 tỉ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2011. Điều đáng lo ngại không chỉ ở việc giá trị xuất khẩu sụt giảm mà cả mối quan hệ giữa người nuôi, doanh nghiệp (DN) mất dần sự gắn kết.

Nợ bủa vây

Trước thông tin từ nay đến cuối năm, nguồn cá tra nguyên liệu chế biến xuất khẩu sẽ khan hiếm đã khiến không ít nông dân hăm hở bắt tay vào thả nuôi với hy vọng giá cá tăng lên như cùng kỳ để gỡ lại phần nào lỗ lã. Tuy nhiên, mọi hy vọng đó đã không thành vì giá cá tra loại 1 hiện chỉ còn 22.000 đồng/kg trong khi giá thành sản xuất đang đứng ở mức 25.500 đồng/kg nên người nuôi lỗ từ 2.500 - 3.500 đồng/kg (tùy theo thức ăn chăn nuôi). Ông Nguyễn Văn Ý, một hộ nuôi cá tra ở xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú - An Giang, cho biết vào thời điểm này năm ngoái, giá cá tra nguyên liệu được các DN mua khoảng 27.000-28.000 đồng/kg.

Hiện gia đình ông thả nuôi trên diện tích 3.000 m2 mặt nước với sản lượng khoảng 100 tấn cá và sẽ bán trong vài ngày tới. “Mặc dù gia đình tôi cho cá ăn bằng thức ăn tự chế, giá rẻ hơn thức ăn chế biến sẵn khoảng 1.000 đồng/kg nhưng khi thu hoạch xong thì chắc chắn chịu lỗ không dưới 100 triệu đồng. Cả xóm này hiện chỉ còn vài hộ nuôi nhỏ lẻ để bán ở chợ hoặc chuyển sang ươm cá giống nhưng cũng đang… chờ chết. Các hộ khác thì đành treo ao vì cạn vốn, thậm chí còn bán cả ao nuôi để trả nợ rồi tìm kế khác sinh nhai” - ông Ý than.
Tình trạng này cũng đang diễn ra ở TP Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long…

Tự “giết” nhau

Dẫn đến tình cảnh giá cá tra ngày càng giảm mạnh chính là do DN đua nhau giảm giá để chào hàng. VASEP đã từng đưa ra khuyến cáo giá cá tra xuất khẩu phải ở mức tối thiểu 3 USD/kg thì mới bảo đảm các bên có lãi. Song trên thực tế, lúc thị trường ổn định, DN cũng chỉ bán được với giá 2,5 USD/kg, còn hiện đang chào giá bán 1,8-2,3 USD/kg. Hậu quả DN đang bán lỗ 0,2-0,7 USD/kg cá kéo theo giá cá nguyên liệu cũng giảm. Tình thế “cùng kéo nhau xuống hố” này là do quá nhiều DN tham gia xuất khẩu nên dẫn đến mạnh ai nấy bán phá giá.

nuôi cá tra ở thốt nốt

Người nuôi cá tra hiện đang bị lỗ từ 2.500 - 3.500 đồng/kg. Ảnh: THỐT NỐT

Còn theo Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến cá tra xuất khẩu An Giang, cái “chết” của các DN hiện nay chính là thiếu tiếng nói chung, mạnh ai nấy làm. DN này muốn giẫm đạp lên DN khác đi lên chứ không cần chia sẻ, liên kết!

Theo Bộ NN-PTNT, tổng sản lượng cá tra vùng ĐBSCL đạt 1,2 triệu tấn/năm nhưng công suất của các nhà máy chế biến lại gấp hơn 2 lần, lên tới 2,5 triệu tấn/năm, dẫn đến sản lượng chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu sản xuất. “Từ đó để có nguồn cá đầu vào, các DN lại chạy đua giành giật thị trường, giảm giá bán và nguy hiểm hơn là giảm cả chất lượng sản phẩm” – Bộ NN-PTNT lo ngại.

Phải chấn chỉnh gấp

Để vực dậy ngành sản xuất, xuất khẩu cá tra, TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, kiến nghị cần “thanh lý” bớt DN tham gia sản xuất mà không có nhà máy. Đặc biệt, cần kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm việc sử dụng hóa chất nuôi cá tra, thậm chí cấm sử dụng hóa chất tăng trọng. “Tiến tới nói không với chất tăng trọng cho cá tra và trước mắt thực hiện nghiêm đối với sản phẩm xuất sang thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản” – ông Dũng khuyến cáo.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo Cục Quản lý Chất lượng nông lâm và thủy sản khẩn trương xây dựng thông tư quy định về hàm lượng, các chất phụ gia tăng trọng… để nâng chất lượng cá tra. “Đặc biệt cần có biện pháp chống tình trạng gian lận, phá giá, góp phần bình ổn thị trường xuất khẩu cá tra đang xuống dốc” - ông Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Chính phủ đã có nghị quyết giao Bộ NN-PTNT xây dựng đề án tăng cường xúc tiến thương mại đối với cá tra. Bộ đã giao Tổng cục Thủy sản và yêu cầu sớm trình để ban hành thực hiện ngay từ năm 2013.  “Bộ NN-PTNN cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần có chỉ đạo để các ngân hàng thương mại tiếp tục cho vay đối với DN sản xuất, xuất khẩu cá tra. Bộ sẽ có báo cáo gửi Thủ tướng để xin tháo gỡ” - Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết.

38.200 tỉ đồng đi đâu?

Theo Phó Chủ tịch VASEP Nguyễn Hữu Dũng, khó khăn lớn nhất của ngành cá tra hiện nay là thiếu vốn chứ không phải thị trường sụt giảm. Ông Dũng phân tích: Trước đây, 70% sản lượng cá tra là do nông dân nuôi nhưng nay tỉ lệ này thuộc về DN, trong khi hầu hết DN đang trong tình cảnh thiếu vốn. Tình cảnh khó khăn này có thể kéo dài trong năm 2013.

Cũng theo ông Dũng, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đến tháng 9-2012 đã có trên 38.200 tỉ đồng cho vay phục vụ nuôi trồng, tiêu thụ cá tra. Dư nợ cho vay đạt trên 20.700 tỉ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2011. “Tuy nhiên, thực tế nhiều người nuôi và DN vẫn không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này. Ngân hàng nói có trên 5.900 hộ dân và trên 280 DN sản xuất cá tra đã được vay là hết sức vô lý. Cần phải kiểm tra lại mục đích vay, liệu họ có  đầu tư đúng mục đích hay không?” - ông Dũng đặt câu hỏi.

 

nld
Đăng ngày 28/11/2012
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 05:44 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 05:44 03/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 05:44 03/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:44 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 05:44 03/12/2024
Some text some message..