Keo ong mật kết hợp nha đam có thể làm tăng tỉ lệ sống của cá

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Brazil đã khám phá việc sử dụng hỗn hợp keo ong và chiết xuất nha đam trong chế độ ăn của cá rô phi giúp tăng tỉ lệ sống khi cá đối mặt với thử thách mầm bệnh. Kết quả của họ được đăng trên tạp chí Immunology Fish and Shellfish.

Keo ong mật kết hợp nha đam có thể làm tăng tỉ lệ sống của cá
Các nhà nghiên cứu nhận thấy cá ở chế độ ăn bổ sung hỗn hợp keo ông mật và nha đam có tỷ lệ sống cao hơn khi đối mặt với mầm bệnh.

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn bổ sung với sáp ong và nha đam tác động đến các hoạt động của enzym chống oxy hóa, thông số miễn dịch ở trên cá rô phi sau khi thử thách với vi khuẩn gây bệnh Aeromonas hydrophila.

Tại sao lại sử dụng keo ông mật và nha đam?

Bệnh do vi khuẩn là một mối lo ngại lớn trong ngành nuôi trồng thủy sản bởi nó đã làm tổn thất kinh tế nặng nề do dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh để chống lại các tác nhân gây bệnh đã dẫn đến những thay đổi bao gồm ức chế miễn dịch, giảm sự phát triển, xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc, tồn dư ảnh hưởng sức khỏe con người và gây ra các vấn đề về môi trường.

Thuốc kháng sinh cũng có thể làm thay đổi các chức năng của hệ thống miễn dịch, cân bằng và mô bạch huyết gây ra những thay đổi ức chế cơ chế phòng vệ của cá chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó để thay thế kháng sinh các giải pháp khác đã được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch cho vật nuôi thủy sản.

Các chất dựa trên thực vật đã được khám phá và ứng dụng nhằm bảo vệ cá giúp chúng chống lại nhiễm khuẩn. Báo cáo trước đây đã cho thấy chiết xuất keo ong mật giúp tăng cường đáng kể khả năng tăng trưởng, khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cá chống lại mầm bệnh do A. hydrophila.

 

Nha đam còn được gọi là cây Lô hội, tên khoa học là Aloe vera hoặc Aloe barbadensis, thuộc họ Aloeaceae (Liliaceae). Trong gel nha đam - được lấy bằng cách gọt vỏ lá nha đam rồi nghiền nát miếng trong suốt - chứa một loại polysaccharid gồm: pectin, hemicellulose, gluco mannan, acemannan. Nha đam còn có thêm những chất khác như: enzym: bradykinase, các acid amin, lipid, sterol (lupeol, campesterol, beta-sitosterol), tanin… Hợp chất loại sterol (lupeol) trong gel nha đam có tác dụng chống sưng rất mạnh.


Keo mật ong (tiếng Anh: propolis, bee glue) là một hỗn hợp mà ong mật thu thập từ các chồi cây, nhựa cây, và các nguồn thực vật khác. Nó được sử dụng như một chất trám cho các không gian mở không mong muốn trong tổ ong. Keo ong được sử dụng để lấp kín những khoảng trống nhỏ (khoảng 6 mm hoặc ít hơn), trong khi các không gian lớn hơn thường được lấp đầy với sáp ong.

Các phân tử có hoạt tính y dược trong keo ong là chất flavonoid, axit phenolic và este của chúng. Các thành phần này có nhiều tác dụng chống lại vi khuẩn, nấm và virus. Ngoài ra, keo ong và các thành phần có trong keo ong có tác dụng chống viêm và điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch.

Bổ sung chiết xuất keo ông mật và nha đam trên cá

Cá rô phi (Oreochromis niloticus) được cho ăn bằng chế độ ăn chứa 1% chất chiết xuất etanol-ethanolic từ keo ông mật và nha đam với tỉ lệ 1:1. Sau đó các chỉ số tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, hoạt tính lysozyme, hoạt tính kháng khuẩn của huyết thanh được đo lại và so sánh với chế độ ăn không được bổ sung hoặc với chế độ ăn có chứa sáp ong thô.

Trong thử nghiệm cho ăn, 72 con cá rô phi Nile vị thành niên được bổ sung một trong bốn chế độ ăn trong thời gian 15 ngày, Cá đã được thích nghi trong bảy ngày trước khi thử nghiệm cho ăn bắt đầu và chúng bị thách thức với mầm bệnh vào ngày thứ 15.

Chất chiết xuất đã được chuẩn bị cho chế độ ăn bổ sung và phun lên các viên thức ăn, Các chế độ ăn bắt đầu với một chế độ ăn thương mại, sau đó cá nhận được cùng liều dung dịch đệm (PBS) và vi khuẩn A. hydrophila như một thách thức gây bệnh.

Kết quả:

Nhìn chung, cá ở chế độ ăn bổ sung có tỉ lệ sống sót cao hơn so với khẩu phần ăn không bổ sung trong điều kiện bệnh tật. Tuy nhiên, kết quả không có ý nghĩa thống kê.

Cá không được bổ sung có tỷ lệ sống 44,5% và các chất bổ sung với 1% hỗn hợp chất chiết xuất cho thấy tỷ lệ sống 55,6% sau 7 ngày thử thách.

Các thông số miễn dịch thể hiện sự khác biệt đáng kể trong nhóm được cho ăn với 1% hỗn hợp chiết xuất so với các nhóm khác được nghiên cứu.

Ảnh hưởng của việc bổ sung sáp ong và chất chiết xuất nha đam lên sự điều hòa miễn dịch ở cá rô phi đã được xác nhận bằng tỉ lệ sống của cá sau khi thử thách với A. hydrophila. Ngoài ra, trong các nhóm tôm có bổ sung hỗn hợp thảo dược có sự gia tăng nồng độ Glutathione Reductase (chất chống oxy hóa tế bào quan trọng) đã cho thấy khả năng sử dụng các loại thảo dược này như sản phẩm kích thích miễn dịch.

Trong nghiên cứu này, việc bổ sung sáp ong và chiết xuất nha đam trong chế độ ăn cá rô phi không gây ra những thay đổi các thông số huyết học, nhưng sự thay đổi đã được quan sát thấy trong số lượng bạch cầu, mà chủ yếu là các tế bào lympho tuần hoàn của cá, số lượng lớn khác biệt ở những nhóm cá bổ sung với 1% chất chiết xuất và sau quá trình thử thách.

Báo cáo này cho thấy việc cho cá ăn một chất kích thích miễn dịch trước khi nhiễm trùng có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch và bảo vệ cá khỏi bị nhiễm trùng. Việc sử dụng một chất bổ sung tự nhiên được pha trộn có thể hỗ trợ sự tồn tại và chức năng miễn dịch của cá rô phi khi đối mặt với một thách thức bệnh. Nha đam và mật ong là 2 sản phẩm phổ biến và giá thành rẻ ở Việt Nam do đó hỗn hợp 2 chiết xuất khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế.

Đăng ngày 12/09/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 23:30 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:30 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 23:30 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 23:30 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 23:30 20/12/2024
Some text some message..