Kết hợp nuôi cá rô phi với tôm và những lưu ý

Những lợi ích khi kết hợp cá rô phi với tôm và những lưu ý khi nuôi chung cá rô phi với tôm trong cùng một ao.

Kết hợp nuôi cá rô phi với tôm và những lưu ý
Ảnh minh họa. Aquaculture Times

Lợi ích nuôi kết hợp cá rô phi và tôm

Giảm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong nước, kiểm soát hội chứng tử vong sớm EMS (bệnh AHPND) ở tôm.

Tận dụng thức ăn thừa tôm.

Ổn định môi trường ao nuôi, ngăn ngừa mầm bệnh phát sinh, giảm tỷ lệ chết trên tôm nuôi.

Một số phương pháp kết hợp cá rô phi với tôm

1. Nuôi tôm ghép chung với cá rô phi

Kết hợp tôm và cá rô phi trong cùng một ao: Sau 15 ngày thả tôm thì thả cá rô phi. Với 100.000 tôm thả 100 con cá rô phi loại 50 gram / con.

Nếu có quá nhiều cá trong ao, chúng có thể phát triển quá nhanh và cạnh tranh với môi trường sống của tôm. Sau 3 tháng nuôi, tôm và cá có thể được thu hoạch. Nếu nông dân muốn cá lớn hơn, di chuyển cá rô phi sang ao khác và tiếp tục nuôi.

2. Dùng lồng lưới nuôi cá rô phi và đặt trong ao tôm

Nuôi cá rô phi trong lồng lưới trong ao tôm là phương pháp thích hợp nhất; rất dễ thu hoạch.

Trong một ao nuôi tôm rộng 5000 m2, đặt một lồng lưới có diện tích 300 mét vuông và thả 5000 con cá rô phi trong đó.

3. Nuôi cá rô phi trong ao riêng, sau đó chuyển nước từ ao cá rô phi sang ao nuôi tôm.

Một số chú ý khi nuôi cá rô phi trong ao nuôi tôm

Đối với ao nuôi tôm thâm canh, khi chuẩn bị ao nên thiết kế vèo lưới ở vùng trũng giữa ao, chiếm 7 – 10% diện tích ao, mắt lưới thưa (cỡ 0,5 – 1cm) để chất thải lọt qua lưới làm thức ăn cho cá.

Chỉ thả loài rô phi đơn tính để tránh hiện tượng cá sinh sản trong ao, cá rô phi (loại 15-20 con/ kg). Kích thước của chúng nên lớn hơn so với kích thước mắt lưới. Mật độ thả giống như 6-8 cá rô phi / m2.

Ở ao tôm mật độ cao và nuôi thâm canh, cá rô phi thả trong vèo thường không cần ăn vì cá ăn chất thải của tôm được quạt nước quay tụ tập trung vào vèo. Thông khí cho lồng hoặc lưới 15 ngày 1 lần.

Cá rô phi sẽ hạn chế lượng đạm và lân trong nước, nhưng sẽ thải ra lượng NH3 không nhỏ, nếu vượt quá 0,1mg/l sẽ gây ngộ độc cho tôm (ức chế sinh trưởng, giảm khả năng kháng bệnh, gia tăng mẫn cảm với điều kiện môi trường).Do đó phải thường xuyên thay nước trong ao (mỗi tháng 1 lần). Mỗi lần thay thế 15-20% lượng nước trong ao. Sử dụng các sản phẩm sinh học (mỗi 10-15 ngày một lần).

Tôm thường ăn mồi mạnh vào chập tối và rạng sáng, cá ăn mồi mạnh vào ban ngày. Do vậy nên cho tôm ăn vào thời điểm trước khi trời sáng và sau khi tối, tránh cá tranh mồi của tôm, thức ăn thừa và chất thải của tôm sẽ được cá rô phi sử dụng.

Duy trì máy sục khí, máy quạt nước để làm tăng hàm lượng oxy hòa tan, phòng ngừa tôm nổi đầu và quy tụ chất thải vào giữa ao.

Đăng ngày 06/11/2017
VĂN THÁI Lược dịch
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 04:06 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 04:06 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 04:06 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 04:06 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 04:06 20/04/2024