Kêu trời vì kiểu làm ăn lạ đời của Trung Quốc

'Có khi thương nhân Trung Quốc yêu cầu dán tem có hình bản đồ Việt Nam mà không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa...' - đại diện một doanh nghiệp kể.

Kiểu làm ăn của thương lái TQ
Tọa đàm Làm thế nào để kinh doanh hiệu quả với thị trường Trung Quốc. Ảnh: N.NAM

Ngày 19-5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ tổ chức tọa đàm Làm thế nào để kinh doanh hiệu quả với thị trường Trung Quốc.

TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, cho rằng theo quan sát của ông trong hai năm trở lại đây, nhất là ba tháng đầu năm nay thấy ngạc nhiên trước sự tăng trưởng mạnh của thị trường Trung Quốc trong việc nhập khẩu bốn nhóm hàng nông sản của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là trái cây, lúa gạo, tômcá tra.

Riêng đối với con cá tra thì hiện nay Trung Quốc đã giành vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Dũng nhận xét: “Chúng ta đang làm ăn với người Trung Quốc nhưng lại không hiểu lắm tập quán thị trường, hành vi của người Trung Quốc. Cách nào đó chúng ta đang chịu tác động lớn của nhà nhập khẩu Trung Quốc nhưng lại không hiểu về thị trường này”.

Đại diện Sở Công Thương tỉnh Long An nêu một vấn đề mà khá nhiều DN từng vướng khi làm ăn với Trung Quốc mà vị này gọi là "làm ăn kiểu chộp giật". Cụ thể là thương nhân Trung Quốc khi đàm phán mua gạo với DN ở Long An thì trả giá rất cao nhưng khi gạo sang đến biên giới thì họ lấy lý do rằng giá gạo trong nước đang giảm để ép DN Việt Nam phải hạ giá hoặc hủy đơn hàng. Mà gạo đã chở từ trong này ra ngoài đó tốn kém chi phí không lẽ lại mang về nên đành bấm bụng chịu giảm giá…

Ông Lại Khắc Chiến, Giám đốc chi nhánh chế biến và xuất khẩu lương thực Đồng Tháp, cho biết hai vấn đề cốt lõi trong làm ăn với Trung Quốc là hai bên phải sòng phẳng thông tin để tránh xảy ra tranh chấp sau này.

Thứ hai, về phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi là phải qua ngân hàng, chắc chắn nhất là mở L/C không hủy ngang, hoặc họ không mở L/C thì phải yêu cầu họ đặt cọc trước 20% giá trị đơn hàng để khi hàng ra đến biên giới mà họ đòi giảm giá thì mình đã nhận trước 20% nên họ không dễ “xù” mình được.

Ngoài ra, ông Chiến cho biết chính DN trong nước cũng phải chọn chữ tín, làm ăn nghiêm túc thì mới buộc người ta nghiêm túc lại với mình được.

Còn ông Phan Hoài Phong (đến từ cơ sở Hương Miền Tây, chuyên xuất khẩu bưởi da xanh ở Bến Tre) cho biết trong năm 2016 cơ sở này đã đón tiếp tiểu thương Trung Quốc đến tham quan, tìm hiểu “nhiều không tưởng tượng nổi”, tới 14-15 đoàn mỗi ngày.

Theo ông Phong, làm ăn với Trung Quốc thì vấn đề tiền bạc phải sòng phẳng. Kinh nghiệm của cơ sở Hương Miền Tây là trước mỗi đơn hàng, thương nhân Trung Quốc phải đặt trước 50% giá trị. Khi hàng đóng vào container thì phải giao đủ tiền xe mới lăn bánh.

“Có trường hợp họ viện cớ là ngày cuối tuần ngân hàng không làm việc nên xin cho hàng cứ vận chuyển đến thứ hai họ sẽ thanh toán qua ngân hàng nhưng chúng tôi không chịu. Chúng tôi nói, cuối tuần thì các anh cứ nghỉ lại đây đợi đến đầu tuần thanh toán xong thì xe sẽ di chuyển. Họ cảm thấy ăn gian không được thì họ sẽ không làm nữa” - ông Phong cho biết.

Cũng theo ông Phong, cơ sở này “lâu lâu cũng có một vài đối tác tới đặt một, hai container mà lại yêu cầu bưởi non thay vì bưởi chín thì chúng tôi cũng kiên quyết nói không làm với họ. Hoặc, có khi họ yêu cầu dán tem có hình bản đồ Việt Nam mà không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng tôi bảo làm vậy là vi phạm quy định nhà nước nên chúng tôi cũng không làm”.

Báo Pháp Luật
Đăng ngày 20/05/2017
Nhẫn Nam
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 19:15 19/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 19:15 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 19:15 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 19:15 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:15 19/11/2024
Some text some message..