Khá lên nhờ nuôi cá trê suối

Anh Nguyễn Đình Minh là người đầu tiên ở ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu (H.Phú Quốc, Kiên Giang) đưa con cá trê suối (còn gọi cá chình suối) về nuôi trong ao, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Minh trúng vụ thu hoạch cá trê suối
Anh Minh trúng vụ thu hoạch cá trê suối

Khi được hỏi về cơ duyên với con cá chình suối, anh Minh cho biết sau nhiều năm làm đủ thứ nghề nhưng cuộc sống vẫn “bữa đói, bữa no”, đến năm 2009, anh tình cờ được dự một lớp tập huấn nuôi cá nước ngọt của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang. Được các cán bộ của trung tâm tận tình chỉ dẫn, dần dà anh thấy việc nuôi các loại cá nước ngọt cũng không khó lắm, bởi đây là loại cá ít bị bệnh, lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với những loại cá truyền thống. Minh nhớ trước đây trong lúc kinh tế khó khăn, anh thường đi đặt cá chình ở các con suối về bán cho những người nuôi trên đảo. Nghe người ta nói thịt cá chình thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt còn là một vị thuốc, nên anh suy nghĩ sao mình không đào ao nuôi thử nghiệm?

Nghĩ là làm. Đầu năm 2010, sau khi vét túi được 10 triệu đồng và  vay mượn bạn bè được thêm gần 20 triệu đồng nữa, Minh quyết định đào một cái ao, rồi thả 700 con cá chình con vào nuôi. Kết quả sau gần 5 tháng nuôi, cá có trọng lượng bình quân từ 500 - 600 gr/con, tổng sản lượng thu được 400 kg. Với giá bán 175.000 đồng/kg, Minh thu về 70 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 20 triệu đồng. “Thừa thắng xông lên”, đến nay Minh đã có 3 ao nuôi cá chình suối, thu nhập của gia đình ngày càng ổn định.

Theo tính toán của Minh, trong tháng đầu, 3 ao nuôi với 2.000 con cá giống, mỗi ngày ăn hết 10 kg cá mồi, tốn khoảng 50.000 đồng. Từ tháng thứ 2 trở đi, mỗi ngày tốn từ 12- 15 kg cá mồi. Thời gian nuôi cá chình thông thường từ 4 - 5 tháng. Tuy nhiên, tùy theo lượng thức ăn và cách chăm sóc mà cá có thể được xuất bán thường xuyên hơn. “Ngoài nuôi cá, tôi còn đi đánh cá biển kiếm thêm thu nhập nuôi vợ con và tận dụng được số cá vụn để làm thức ăn cho cá chình. Nếu năm 2011 không bị ngập làm hơn phân nửa cá chạy ra các suối quanh nhà thì năm nay, tôi đã có thể sửa lại căn nhà gỗ sắp mục này rồi”, Minh chia sẻ.

Hiện nay, giá 1 kg cá chình từ 170.000 - 175.000 đồng. Tính ra, mỗi năm gia đình Minh thu lãi hơn 100 triệu đồng. Ngoài bán cá thịt, Minh còn là người cung cấp cá giống cho các hộ nuôi cá trong đất liền, theo đơn đặt hàng của Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Kiên Giang. Minh cho biết, hiện gia đình anh đã có số vốn tích lũy kha khá từ tiền bán cá. Minh dự tính trước mắt anh sẽ mở rộng thêm ao nuôi và sửa sang lại cái nhà đã xuống cấp của mình.

Cá trê suối (người dân ở Phú Quốc gọi là cá chình suối) chủ yếu sống ở tự nhiên, thích nghi nhiệt độ thấp từ 18-28 độ C. Đây  là loài cá lâu đời, chỉ có ở các con suối trong rừng trên đảo Phú Quốc với số lượng rất ít. Cá chình suối Phú Quốc là loại cá da trơn, thân hình cá dài giống như các loại cá chình ở ĐBSCL, màu xám,  trên mình có nhiều vân bông màu vàng rất đẹp mắt; nhưng cái đầu thì giống cá trê và có 8 cái râu trên miệng. Thịt cá chình suối rất thơm ngon và bổ dưỡng.

 

Thanh niên
Đăng ngày 05/01/2013
Giang Sơn
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 13:24 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 13:24 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 13:24 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 13:24 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 13:24 25/11/2024
Some text some message..