Khai thác năng lượng sóng bằng hệ thống "thảm đáy biển"

Rất nhiều tổ chức trên thế giới đang tìm kiếm những phương pháp khai thác năng lượng của sóng biển làm năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, chưa tổ chức nào lại áp dụng phương pháp khai thác từ đáy biển như đại học California tại Berkeley (UC Berkeley). Mới đây, họ đã phát triển một hệ thống có tên gọi "thảm đáy biển" lấy ý tưởng từ lớp bùn đáy biển nhằm khai thác tiềm năng năng lượng từ những con sóng.

thảm đáy biển

Bùn đáy biển được biết đến với khả năng hấp thu chấn động của những con sóng dưới đại dương. Khi một cơn bão mạnh tấn công vịnh Mexico, các ngư dân tại đây biết rằng đáy đại dương phủ đầy bùn sẽ đóng vai trò như một bề mặt phụ, mềm hơn giúp giảm tác động của sóng và cầm chân cơn bão.

Lấy ý tưởng từ hiện tượng này, nhóm nghiên cứu đến từ UC Berkeley đã nghĩ ra một hệ thống trong đó năng lượng của sóng không chỉ được hấp thu mà còn được chuyển đổi thành năng lượng hữu ích.

Hệ thống bao gồm một tấm thảm cao su lớn được đặt bên trên các bộ truyền động thủy lực, xy-lanh và máy bơm để tiếp nhận chuyển động của các cơn sóng tới. Khi di chuyển lên xuống, tấm thảm tạo ra áp lực nước trong các xy-lanh và áp lực này được dẫn ngược vào bờ để chuyển đổi thành năng lượng hữu ích.

Các thử nghiệm được thực hiện tại UC Berkeley cho thấy tấm thảm có khả năng hấp thu hơn 90% năng lượng sóng. Theo các nhà nghiên cứu, một tấm thảm có diện tích 1m2 có thể tạo ra đủ năng lượng điện cho 2 ngôi nhà tiêu chuẩn tại Mỹ. Trong khi đó, một tấm thảm 100m2 sẽ có thể cung cấp năng lượng tương đương một sân bóng đá được bao phủ bởi các tấm pin mặt trời với diện tích 6400m2.

Reza Alam - phó giáo sư đến từ khoa kỹ thuật cơ học tại UC Berkeley cho biết: "Chúng tôi đã lên kế hoạch thử nghiệm hệ thống này tại biển trong vòng 2 năm tới và hy vọng rằng 10 năm sau hệ thống sẽ sẵn sàng để thương mại hóa".

Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh về độ bền và độ linh hoạt của hệ thống. Được phát triển dựa trên ý tưởng đáy biển, được chế tạo từ các vật liệu dẻo không ăn mòn và nhằm mục đích lắp đặt tại các vùng nước nông ven biển ở độ sâu 18m, hệ thống có thể chịu được động lượng lớn của các vùng biển động. Nhóm cho biết hệ thống có thể được vận chuyển dễ dàng và thiết kế tháo lắp dạng mô-đun cho phép điều chỉnh tỉ lệ chiều rộng tùy theo môi trường và nhu cầu năng lượng.

Bên cạnh việc mang lại một nguồn năng lượng thay thế, quá trình chuyển đổi còn tạo ra nước biển ở áp suất cao có thể được dùng để khử muối và cung cấp nguồn nước sạch cho người dân tại khu vực duyên hải.

Sau khi thử nghiệm thành công tại phòng thí nghiệm tại Berkeley, nhóm nghiên cứu đã đưa dự án lên trang Experiment để gây quỹ từ cộng đồng nhằm đưa dự án tiến đến giao đoạn tiếp theo. Nếu đạt được mục tiêu, nhóm nghiên cứu sẽ phát triển một nguyên mẫu lớn hơn để kiểm tra hiệu năng và thử nghiệm vật liệu phù hợp dành cho các ứng dụng thực tế ngoài đại dương.

Tinh tế/Khoa học, 01/03/2014
Đăng ngày 02/03/2014
Kỹ thuật

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 09:49 13/01/2025

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 00:28 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:28 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 00:28 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 00:28 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 00:28 15/01/2025
Some text some message..