Khai thác thủy sản ven bờ: Cần giải nhanh bài toán khó

Đánh bắt, khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ trên địa bàn tỉnh nhiều năm qua là vấn đề “nóng”. Người làm nghề này thường là dân di cư tự do, dân nghèo. Với gánh nặng mưu sinh, nên dù biết là vi phạm nhưng vẫn cứ tái phạm; ngành chức năng thì tuyên truyền, xử phạt. Và nó đang là một vòng luẩn quẩn, chưa có lời giải.

Bắt sò
Tận thu các loài thuỷ sản khu vực bãi bồi làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển.

Cà Mau có bờ biển dài, nhiều cửa biển với nguồn lợi thuỷ sản phong phú. Nghề đánh bắt hải sản của tỉnh ngày càng phát triển hơn, số lượng ghe tàu đông, nhưng lượng ghe tàu lớn, trang bị ngư lưới cụ hiện đại để đánh bắt xa bờ còn ít.

Vì thế, trong thời gian dài ngư dân Cà Mau đành chấp nhận khai thác ven bờ và các khu vực bãi bồi theo kiểu tận diệt nguồn lợi thuỷ sản.

Vì cơm áo… cạn tài nguyên

Vùng bãi ở biển Gò Công, xã Việt Khái, huyện Phú Tân, ban ngày thì nước ngập mênh mông nhưng về đêm thì rất sôi động. Cứ đêm đêm, hàng chục, thậm chí có lúc hàng trăm người ra đây mò cua, bắt ốc, sò huyết, mực...

Nhiều năm nay cuộc sống ở đây vẫn vậy, không mấy thay đổi. Khi bị lực lượng chức năng phát hiện thì họ bỏ chạy, bị xử phạt thì vẫn nộp phạt rồi tiếp tục… trở lại bãi.

Ông Nguyễn Văn Leo, ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, cho biết: "Việc khai thác thuỷ sản ở khu vực bãi bồi đã có từ rất lâu rồi, chủ yếu là người nghèo không có việc làm họ mới làm nghề bị Nhà nước cấm. Nhưng cấm thì họ vẫn âm thầm làm, nếu không làm thì lấy gì ăn. Vì thế, nhiều người vẫn lén lút mỗi đêm ra đó để mò cua, bắt ốc, đặt lú kiếm ăn".

Khi nói về số lượng hải sản khai thác được mỗi đêm thì ông Leo ngậm ngùi: "Bây giờ nhiều người làm quá mà sản lượng thu được không còn được như trước, thậm chí không được 1/10 so với vài mươi năm trước đây".

Anh Nguyễn Văn Hải, một trong những người làm nghề này, nói: "Tôi là từ Bạc Liêu tìm xuống đây, do không đất đai, cuộc sống khó khăn nên cũng theo mọi người bám bãi bồi kiếm ăn qua ngày. Khi nào có ghe mướn thì lại theo ghe đi biển, lúc không có việc thì ra mò tôm, cá khu vực này kiếm cái ăn".

Không chỉ khu vực bãi bồi ở cửa biển Gò Công mà hầu hết các khu vực bãi bồi ven biển khác cũng gặp trường hợp tương tự. Tình trạng khai thác ven bờ trở thành một thách thức thực sự với chính quyền địa phương, các ngành chức năng.

Ngoài việc các xã cửa biển phải gánh một lượng lớn dân di cư tự do về kiếm sống bằng nghề biển thì họ còn phải căng sức ra để bảo vệ các khu vực bãi bồi, vùng tôm, cá ven bờ bởi sự khai thác ngày càng cạn kiệt của các đối tượng này.

Thực trạng khai thác, đánh bắt hải sản ven bờ gần như đã trở thành hình thức khai thác đặc thù của những địa phương có biển. Với chiếc xuồng có gắn máy nổ, ông Trần Văn Hận, ở khu tái định cư xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, cứ ngày ngày dông ra biển cách bờ chừng vài cây số hành nghề cào lưới bắt cá, mực... Với ông, hằng ngày kiếm được vài mươi ngàn đồng đã mừng. Tuy nhiên, trong số tiền ít ỏi đó thì có không biết bao nhiêu mầm giống đã bị tiêu diệt.

Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Nguyễn Minh Dân cho biết: "Dân hành nghề đánh bắt ven bờ chủ yếu là dân di cư tự do, không đất đai, không phương tiện sản xuất… Nếu xử phạt họ cũng không có tiền nộp phạt, còn tịch thu phương tiện hành nghề thì cùng đường làm ăn của họ.

Vấn đề là phải làm thế nào để có một chính sách thật hiệu quả từ các cấp có thẩm quyền. Xã cũng đã có các giải pháp như tạo điều kiện cho bà con học nghề, tạo công ăn việc làm, nhưng rõ ràng là chưa thật hiệu quả".

Đừng để biển cạn tài nguyên

Cà Mau hiện có đội tàu khai thác thuỷ sản tăng đều hằng năm, đến nay có trên 4.000 chiếc. Trong đó, tàu nhỏ chiếm số lượng khá lớn nên tình trạng khai thác ven bờ là đáng báo động. Với lượng tàu cá lớn như vậy nhưng lại không có nhiều phương tiện có khả năng vươn khơi.

Bên cạnh đó là chưa có quy định cụ thể về mùa đánh bắt nên ngư dân cứ khai thác quanh năm thì nguồn hải sản cạn kiệt là không thể tránh khỏi. Đáng lưu ý là chế tài xử phạt cũng chưa thật sự mang tính răn đe.

Ông Phạm Thanh Hồng, Đội trưởng Đội Kiểm ngư Sông Đốc, cho biết: "Khi sản lượng hải sản đánh bắt ngày càng ít đi thì việc ngư dân chuyển sang khai thác theo kiểu tận diệt, kể cả khai thác ở vùng ven bờ là thực tế đã và đang diễn ra. Với việc khai thác tràn lan nhưng không bảo vệ, tái tạo lại nguồn giống hải sản thì chẳng bao lâu biển cũng cạn kiệt tài nguyên".

Một ví vụ được ông Hồng chỉ ra, đó là một số nước trong khu vực đã đưa ra chính sách khai thác hợp lý với việc vừa khai thác vừa bảo vệ và có chế tài xử lý nghiêm ngặt nếu ngư dân vi phạm.

Vì thế, chỉ một thời gian sau, ngư trường của họ đã hồi phục và giờ thì ngư dân của ta lại đánh bắt lấn sang ngư trường của họ với sự gia tăng số vụ hằng năm.

Mặc dù các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền để ngư dân không vi phạm vùng biển các nước nhưng nhiều người vẫn bất chấp, bởi thực tế là ngư trường trong nước đã cạn kiệt dần nguồn tài nguyên.

Để khôi phục, phát triển được nguồn lợi hải sản Nhà nước cần sớm có giải pháp hiệu quả chứ không thể chỉ đưa ra chủ trương và tuyên truyền, bởi việc này gắn liền với cuộc sống của người dân. Chỉ khi nào dân có được cuộc sống, việc làm ổn định và khi họ nhận thức được tầm quan trọng của biển ảnh hưởng trực tiếp đến họ thì lúc ấy mỗi người sẽ có hành động tích cực hơn.

Muốn làm được điều đó thì đòi hỏi Cà Mau phải phát triển được các dịch vụ hậu cần nghề cá xứng tầm với tiềm năng hiện có. Thực tế, là hầu hết các cửa biển lớn, kể cả Sông Đốc cũng không có được một trung tâm hậu cần nghề cá ổn định để tạo công ăn việc làm cho người dân vùng biển - những người sống dựa vào biển./.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 01/11/2013
Bài và ảnh: Đặng Duẩn
Đánh bắt

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Năm 2025 giảm khai thác 5,2% và tăng nuôi trồng 3,5%

Cục Thủy sản xác định mục tiêu năm 2025 phải giảm mạnh khai thác và tăng nuôi trồng để quyết tâm thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 của Chiến lược phát triển thủy sản, khi năm 2024 đã chưa giảm được khai thác.

Tàu thuyền
• 18:13 04/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 18:13 04/02/2025

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 18:13 04/02/2025

Tổng hợp 10 loài cá cảnh dễ nuôi nhất mà bạn nên biết

Bể cá cảnh không chỉ mang đến vẻ đẹp sinh động cho không gian sống mà còn giúp thư giãn hiệu quả, xua tan những căng thẳng trong cuộc sống bận rộn hiện đại. Đối với người mới, việc chọn loài cá cảnh phù hợp sẽ là bước đầu tiên quan trọng để bắt đầu thú vui này. Dưới đây là 10 loài cá cảnh dễ nuôi nhất, vừa khỏe mạnh, vừa dễ chăm sóc, giúp bạn tạo nên một bể cá ấn tượng và đẹp mắt.

Các loài cá cảnh
• 18:13 04/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 18:13 04/02/2025
Some text some message..