Khấm khá nhờ nuôi cá chình

Mô hình nuôi cá chình trong lồng bè ở lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (xã Trà Đốc, Bắc Trà My) đã đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ dân, mở ra hướng đi mới cho kinh tế địa phương.

Khấm khá nhờ nuôi cá chình
Mô hình nuôi cá chình cần được nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: V.QUANG

Thu nhập cao

Chúng tôi để ý đến những chiếc rớ to, dài được cột chặt vào các gian nhà nuôi cá trong lồng bè ở hồ thủy điện Sông Tranh 2. Ông Trần Văn Mạo (thôn Mậu Long, xã Trà Sơn, Bắc Trà My) -  hộ nuôi cá có thâm niên ở đây cho biết, rớ dùng để bắt những loài cá tạp làm thức ăn cho cá chình. “Cá chình chúng tôi nuôi không thể cho ăn bằng bột thức ăn đóng gói có bán sẵn trên thị trường. Chúng kén ăn lắm, chỉ có thể ăn cá tươi sống thôi. Ngoài cá tạp bắt ở lòng hồ thủy điện, chúng tôi còn phải đặt hàng mua cá sống ở nhiều địa phương khác để có thể bố trí đủ thức ăn nuôi cá chình” - ông Mạo giải thích.

Có thâm niên 7 năm nuôi cá, ông Mạo đã trải qua rất nhiều đối tượng thủy sản nuôi như cá điêu hồng, cá trê, cá lóc, ếch, cá trắm cỏ, cá mè. “Nuôi nhiều đối tượng thủy sản có lợi là có thể thay phiên bán chúng theo yêu cầu của người mua. Tuy nhiên cái khó lớn nhất là mình không thể xử lý hết các vấn đề đồng loạt xảy ra đối với nhiều loại thủy sản. Bởi vậy, khi nhận thấy có thể nuôi cá chình tôi đã quan tâm đầu tư” - ông Mạo nói. Năm 2014, ông Mạo vào Nha Trang (Khánh Hòa) đặt mua cá chình giống đảm bảo chất lượng về nuôi thử nghiệm trong 1 lồng với mật độ 12 con/m2. “Cá chình nuôi 3 năm thì có thể xuất bán được. Tôi thu được 1 tấn cá, bán được 500 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi hơn 300 triệu đồng, rất phấn khởi”. Thử nghiệm thành công, ông Mạo hiện nuôi cá chình trong 6 lồng nuôi và rất kỳ vọng sẽ làm giàu với đối tượng thủy sản có giá bán đến 500 nghìn đồng/kg này.

Ông Trần Thanh Tuân (thôn Mậu Long, xã Trà Sơn) nuôi cá chình từ 5 năm nay ở hồ thủy điện Sông Tranh 2. Ông Tuân cho biết, nguồn nước ở đây rất trong sạch, đảm bảo cho cá sinh trưởng, phát triển tốt nếu biết chăm sóc chu đáo trong suốt quá trình nuôi. Vấn đề quan trọng nhất là cá giống. “Tôi chỉ tin tưởng cá chình giống được ương ở Khánh Hòa. Tôi chọn cỡ cá giống 6 con/kg, mua với giá 125 nghìn đồng/kg về nuôi. Nhìn chung cá phát triển tốt, đến nay chưa có sự cố nào xảy ra” - ông Tuân nói. Ở vụ xuất bán đầu tiên sau 3 năm nuôi cá, ông Tuân thu hoạch 2 tấn cá, bán được 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, lãi gần 700 triệu đồng. “Theo dự tính, còn 1 năm nữa là tôi sẽ xuất bán lứa cá chình thứ 2. Mô hình này rất hứa hẹn, tôi rất phấn khởi, túc trực 24/24 giờ để quán xuyến mọi công đoạn nuôi cá chình” - ông Tuân cho biết.

Mô hình triển vọng

Theo ông Khương Đình Thương - cán bộ phụ trách thủy sản của Phòng NN&PTNT huyện Bắc Trà My, mô hình nuôi cá chình rất có triển vọng, mở ra hướng đi mới trong chăn nuôi ở lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2. Cái khó lớn nhất là nuôi cá chình phải tốn đến 3 năm mới có thể xuất bán. Thứ nữa, vốn đầu tư nuôi cá chình rất lớn khi so sánh với các loại thủy sản khác. Ưu điểm vượt trội của cá chình là đặc sản quý hiếm, thị trường rất ưa chuộng, có giá bán rất cao, ít phải lo đầu ra bấp bênh. “Chúng tôi vận động các hộ nông dân chọn lựa nuôi cá chình thì phải tâm huyết, đầu tư kỹ càng, chăm sóc chu đáo. Đặc biệt, nông hộ nhất thiết phải xóa bỏ tập quán nóng vội, mau nhanh đến kỳ thu hoạch. Nếu cá có xảy ra sự cố thì phải chủ động xử lý, nếu cần thì liên hệ để chúng tôi hướng dẫn” - ông Thương nói. Ngoài 2 hộ nuôi cá chình kể trên có tiềm lực kinh tế đảm bảo, Phòng NN&PTNT Bắc Trà My tuyên truyền các nông hộ khác phối hợp chặt chẽ với nhau, thành lập tổ hợp tác nuôi cá chình để có thể thu được giá trị kinh tế cao, đồng thời tiếp cận được cơ chế hỗ trợ của tỉnh về nuôi cá trong lồng bè.

Ông Võ Văn Nghi - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam cho biết, tỉnh đang triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao nên rất khuyến khích nông hộ chuyên tâm đầu tư nuôi cá chình. Loài thủy sản này hứa hẹn sẽ phát triển rất mạnh ở những khu vực có nguồn nước ổn định và duy trì dòng chảy tốt.

Theo ông Nghi, cá chình lúc nhỏ ăn các loài giáp xác phù du, khi lớn lên ăn tôm, cua nhỏ, côn trùng thủy sinh, ốc, cá. Thịt cá chình rất béo, ngon, dinh dưỡng cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Khi nuôi, nông hộ cần chọn cá chình giống có kích thước đồng đều, thân trơn liền, mặt lưng màu xanh lam, mặt bụng màu trắng, không bị xước, hoạt động mạnh. Khi thả cá giống để nuôi thương phẩm, nông hộ cần đem túi cá giống ngâm xuống nước chừng 5 phút để trung hoà nhiệt độ rồi mới thả cá ra từ từ. Cá chình không có vảy nên khi vận chuyển dễ bị xước nên cần tiến hành công tác triệt trùng một cách nghiêm ngặt. Cá chình khi đã bị bệnh rồi rất khó chữa trị nên biện pháp tốt nhất là phòng bệnh. Khi nuôi cá, nông hộ cần giữ mực nước ổn định, đảm bảo thức ăn đầy đủ, chất lượng, túc trực chăm sóc cá, chủ động xử lý tình huống.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 15/08/2018
Việt Quang
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 18:25 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 18:25 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 18:25 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 18:25 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 18:25 27/12/2024
Some text some message..