Khẩn cấp “bơm vốn” gỡ khó cho nông dân, doanh nghiệp thủy sản

Nông dân cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản ở ĐBSCL đang trong cảnh thiếu vốn nghiêm trọng, sản xuất đình trệ, cầm chừng. Ngành sản xuất chủ lực ở ĐBSCL, chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước, mỗi năm thu về hàng tỉ USD, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động đang cần các giải pháp để vực dậy, phát triển bền vững...

Khẩn cấp “bơm vốn” gỡ khó cho nông dân, doanh nghiệp thủy sản

Nông dân bán cá muốn lấy tiền mặt để trang trải nợ nần.

Mô hình mới

Không còn sức chịu đựng, để có tiền trả nợ thức ăn và ngân hàng, ông Nguyễn Văn Dũng-một đại gia trong lĩnh vực nuôi cá tra xuất khẩu, có ao nuôi ở TP Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng đành phải bán tháo 400/1.000 tấn cá tra với giá rẻ chỉ 22.500 đồng/kg với điều kiện trả tiền mặt. Trong khi thực tế có thể bán giá cao hơn, từ 23.000 - 24.000 đồng/kg nhưng phải cho doanh nghiệp thiếu nợ. Ông Nguyễn Văn Dũng than vãn: “Hiện giá thành nuôi cá tra ít nhất phải từ 23.000 đồng/kg trở lên. Nhưng tôi không còn đủ sức giữ cá lại nữa. Hiện có một doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Trà Nóc 1 (TP Cần Thơ) nợ tôi 7,4 tỉ đồng tiền cá nhưng mười bữa, nửa tháng mới trả một lần, chỉ khoảng 100 triệu đồng. Cho nên thà bán giá rẻ nhưng chắc chắn lấy được tiền để trả nợ”.

Hiện nhiều nông dân nuôi cá tra không dám bán chịu cho doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp thì không xoay xở đủ tiền mặt để trả cho dân ngay khi bắt cá, hầu hết đều mua trước trả sau. Một số đơn vị mạnh về tài chính thì “thừa nước đục thả câu”, ép giá nông dân bởi tình hình hiện nay, nguồn cá nguyên liệu không dư thừa. Tình trạng treo ao đang diễn ra hàng loạt ở TP Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp. Để cứu vãn tình thế này, nhiều người nuôi cá đề xuất phải có sự tham gia mạnh mẽ của ngân hàng trong việc đầu tư vốn nuôi cũng như làm trung gian đảm bảo việc mua-thanh toán tiền cá giữa nông dân và doanh nghiệp.

Cá khó ló cái khôn, tại ĐBSCL xuất hiện một mô hình liên kết 4 nhà khá an toàn trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ cá tra. Tháng 11-2011, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Chi nhánh thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) triển khai mô hình liên kết nuôi cá tra 4 nhà: ngân hàng- công ty thức ăn- công ty chế biến thủy sản và 11 hộ nông dân tại xã Đại Thành trên diện tích gần 4ha. Ông Lâm Văn Dũng, xã Đại Thành (Thị xã Ngã Bảy), cho biết: “Mô hình liên kết này người nuôi rất an tâm. Đầu ra, đầu vào đều được bảo đảm thông qua ngân hàng, không sợ bị doanh nghiệp chiếm dụng vốn hay quỵt nợ”. Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Hợp đồng liên kết gồm: ngân hàng NN&PTNT - hộ nuôi cá- Nhà máy sản xuất thức ăn Việt Long- Công ty chế biến thủy sản Hưng Phú. Trong đó, ngân hàng hỗ trợ cho nông dân vay vốn rồi chuyển tiền đến công ty chế biến thức ăn. Sau đó, nông dân bán cá cho doanh nghiệp chế biến thủy sản. Doanh nghiệp trả tiền cho ngân hàng, sau khi thu hồi vốn, lãi suất, số tiền còn lại ngân hàng sẽ trả cho nông dân”. Tại thị xã Ngã Bảy, mô hình này cũng được Hợp tác xã Đại Thắng áp dụng với 18 xã viên tham gia cùng ký hợp đồng liên kết với ngân hàng, nhà máy thức ăn, doanh nghiệp thu mua chế biến cá tra xuất khẩu. Đây được xem là phương thức hợp đồng mua bán mới hơn để bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là người nuôi cá không còn lo bị quỵt nợ”.

Khẩn cấp bơm vốn

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, cho biết: “Đầu tháng 5, chúng tôi tiếp tục triển khai Chương trình tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nông-thủy sản dành riêng cho khu vực ĐBSCL có quy mô khoảng 100 triệu USD (tương đương trên 2.000 tỉ đồng) với mức lãi suất thấp hơn khoảng 2% so với lãi suất cho vay thông thường. Trong đó, có 1.000 tỉ đồng dành cho các doanh nghiệp ngành thủy sản” .


Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), có đến 92,3% số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn khẩn cấp trong quý II-2012. Trong đó, nhu cầu vay mức thấp nhất là 10 tỉ đồng và cao nhất đến 500 tỉ đồng để bổ sung vốn lưu động cho thu mua nguyên nhiên liệu sản xuất, thức ăn cho vùng nuôi và cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu, nuôi cá tra, xuất khẩu bột cá, mỡ cá... Khó khăn lớn về vốn đã được các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL phản ánh trực tiếp với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào ĐBSCL cuối tháng 4 vừa qua. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, cho biết: “Trong năm nay, sẽ có 20% doanh nghiệp thủy sản bị phá sản, đình đốn nếu không tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng”.

Hiện đoàn công tác của Bộ NN&PTNT cùng Hội nghề cá Việt Nam đang khảo sát tình hình khó khăn của người nuôi cá tra cũng như các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở ĐBSCL. Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang, cho biết: Qua khảo sát, khó khăn lớn nhất hiện nay của nông dân cũng như doanh nghiệp là vốn. Hiện cá xuất khẩu được nhưng giá không tăng. Trong bối cảnh khủng hoảng về tài chính, đối tác nước ngoài kéo dài thời hạn thanh toán. Từ đó, doanh nghiệp và nông dân đều gặp khó trong khi ngân hàng đang thắt chặt tín dụng. Từ đó dẫn đến tình trạng sản xuất đình đốn. Để ngành sản xuất, chế biến cá tra vượt qua khó khăn, phát triển bền vững, nhất thiết phải sớm áp dụng biện pháp nới lỏng tín dụng. Đồng thời, việc sớm thành lập Hiệp hội cá tra Việt Nam đóng vai trò nhạc trưởng trong việc điều hòa sản xuất, đảm bảo lợi ích trên cơ sở đồng thuận giữa nông dân và doanh nghiệp đang rất cần thiết. Cùng với việc tự thân vận động, tiết giảm tối đa chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nông dân và doanh nghiệp ngành thủy sản ở ĐBSCL đang hy vọng lớn từ gói hỗ trợ 29.000 tỉ đồng của Chính phủ cùng với việc hạ lãi suất cho vay xuống còn 15% sẽ là “đòn bẩy” giúp họ vượt qua thách thức, phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỉ USD trong năm 2012.

Báo Cần Thơ, 13/05/2012
Đăng ngày 14/05/2012
THANH HUY
Kinh tế

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 00:37 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 00:37 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 00:37 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 00:37 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 00:37 23/11/2024
Some text some message..