Khan hiếm nguồn tôm giống tại chỗ

Là yếu tố quyết định thành công trong mỗi vụ nuôi, song nguồn tôm giống tại chỗ chỉ đáp ứng chừng 10% diện tích nuôi, còn lại phải nhập từ các tỉnh khác.

Khan hiếm nguồn tôm giống tại chỗ
Người dân xã Phong Hải (huyện Phong Điền) chăm sóc tôm nuôi

50% vụ nuôi bị dịch bệnh do giống

Bước vào mùa vụ nuôi tôm, ông Nguyễn Phước ở xã Phú Thuận (Phú Vang) lại tất tả đến các cơ sở sản xuất tôm giống ở các tỉnh phía Nam mua giống. Dù khá nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm chân trắng, nhưng ông Phước vẫn còn lúng túng trong việc “nhận dạng”, chọn giống đảm bảo chất lượng.

“Sau khi chọn được giống, các cơ sở giống xuất trình các thủ tục kiểm dịch, điều kiện đảm bảo an toàn thì mình chỉ biết vậy thôi, chứ làm sao biết được con tôm có tiềm ẩn các loại dịch bệnh. Thường sau khi thả giống một tuần đến mười ngày, nếu không xảy ra dịch bệnh mới có thể xác định được tôm chất lượng. Còn nếu tôm bị dịch bệnh, có dấu hiệu chậm sinh trưởng, hoặc chết hàng loạt không phải do yếu tố về thời tiết, môi trường thì chắc chắn do chất lượng không đảm bảo”, ông Phước phân tích.


Trại giống thủy sản Vân Nam quy mô nhỏ

Việc mua tôm giống ở các tỉnh khác trải qua quá trình vận chuyển, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tôm giống. Các chủ hộ nuôi tôm đều biết rõ quy định trước khi thả tôm giống phải qua khâu kiểm dịch, kiểm tra chất lượng từ cơ quan thú y. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều “lách” qua khâu này vì lo ngại tôm bị chết, hoặc yếu sức do vận chuyển đường xa.

Ông Võ Kháng ở xã Phong Hải (Phong Điền) thú nhận: “Vận chuyển đường xa, mất nhiều thời gian nên thường mua tôm giống về phải thả ngay, không báo với chính quyền địa phương, không qua kiểm dịch. Nếu không nhanh chóng thả giống sẽ có nguy cơ thiếu ô xi, chết, hoặc tôm bị yếu sức không đảm bảo đề kháng dẫn đến nguy cơ dịch bệnh, chậm phát triển”.

Theo Thạc sĩ Trần Quốc Sửa, Trưởng phòng Dịch tễ- Chi cục Chăn nuôi- Thú y tỉnh, thiếu nguồn giống tại chỗ là thiệt thòi lớn đối với người nuôi tôm. Khâu vận chuyển đường xa không chỉ tăng chi phí mua giống mà còn ảnh hưởng đến chất lượng. Phần lớn các hộ nuôi đều không qua khâu kiểm dịch con giống là nguyên nhân khiến tôm giống vừa thả nuôi bị dịch bệnh, chết hàng loạt. Giống được kiểm dịch mới phát hiện các dấu hiệu, tiềm ẩn các loại dịch bệnh để có biện pháp xử lý trước khi thả nuôi. Qua kiểm tra các vụ nuôi gần đây, ngoài yếu tố môi trường, thời tiết, kỹ thuật có đến 50% vụ nuôi bị dịch bệnh là do tôm giống kém chất lượng, tiềm ẩn các loại dịch bệnh.

Quy mô nhỏ lẻ

Ông Lê Đức Tấn, cán bộ kỹ thuật Trại giống Thủy sản Vân Nam (thị trấn Thuận An) cho biết, trại giống được thành lập cách đây hơn 5 năm do ông Hồ Ngọc Vân ở Bình Định làm chủ. Mặc dù đã có “bề dày” trong sản xuất, ương dưỡng con giống nhưng đến nay quy mô của cơ sở vẫn còn quá nhỏ. Thiếu quy hoạch, thiếu mặt bằng là vấn đề trở ngại đối với đơn vị này trong việc mở rộng quy mô sản xuất giống. Chỉ cần được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp mặt bằng, đơn vị sẽ mở rộng quy mô sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chi cục Thủy sản tỉnh đánh giá, ngoài sự đầu tư thiếu đồng bộ, yếu tố môi trường, thời tiết trên địa bàn tỉnh không thuận lợi ảnh hưởng lớn đến việc phát triển các cơ sở sản xuất giống thủy sản. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản hiện có chỉ mang tính thời vụ, quy mô nhỏ lẻ, hạ tầng kỹ thuật còn yếu. Quá trình sản xuất còn thiếu sự gắn kết giữa các nhà quản lý, nhà sản xuất và người nuôi.

Cơ hội từ Nghị định 17

Ngày 2/2/2018, Nghị định 17 bổ sung, sửa đổi Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó quy định ngân sách Trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục hạ tầng đầu mối vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống tập trung. Cụ thể, đầu tư hệ thống cấp thoát nước (ao, bể chứa, cống, kênh, đường ống cấp, tiêu nước, trạm bơm), đê bao, kè, đường giao thông, hệ thống điện, công trình xử lý nước thải chung; nâng cấp cơ sở hạ tầng các trung tâm giống thủy sản quốc gia; trung tâm giống thủy sản cấp vùng; trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản… Đây chính là điều kiện để tỉnh quy hoạch, đầu tư xây dựng các trung tâm, cơ sở giống tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Chi cục Thủy sản tỉnh sẽ phối hợp với các địa phương triển khai quy hoạch, phương án xây dựng các cơ sở sản xuất giống thí điểm. Trên cơ sở đó sẽ tham mưu Sở NN&PTNT, UBND tỉnh phương án đầu tư xây dựng các cơ sở, trung tâm sản xuất giống có quy mô phù hợp.

Với khoảng 500 ha nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển và hàng ngàn ha nuôi chuyên canh tôm sú, nuôi xen ghép, mỗi năm toàn tỉnh cần khoảng 2 tỷ con giống. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 cơ sở ương nuôi giống quy mô khoảng 50 triệu con tôm chân trắng, 100 triệu con tôm sú, 30 triệu con tôm đất, đáp ứng một lượng rất nhỏ so với nhu cầu, diện tích nuôi toàn tỉnh.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 14/03/2018
Hoàng Triều
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 01:40 21/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 01:40 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 01:40 21/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 01:40 21/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 01:40 21/11/2024
Some text some message..