Khẩn trương giao, cho thuê bãi triều, mặt nước biển nuôi trồng thủy sản

Ngày 17/1/2017, UBND tỉnh đã có Quyết định số 209/2017/UBND về việc quản lý nuôi trồng thủy sản (NTTS) bãi triều, mặt nước biển. Đến thời điểm này, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều chưa chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết để đẩy mạnh lộ trình thực hiện Quyết định trên.

Khẩn trương giao, cho thuê bãi triều, mặt nước biển nuôi trồng thủy sản
TP Cẩm Phả hỗ trợ người dân di dời lồng bè về vị trí quy hoạch.

Theo rà soát của tỉnh, hiện có 9 địa phương có bãi triều và mặt nước biển với tổng diện tích 9.890ha. Đến thời điểm này đã giao, cho thuê 1.798ha tới 726 hộ cá nhân, tổ chức, tuy nhiên quy trình, thủ tục quản lý các đơn vị được giao, thuê nói trên chưa thực sự chặt chẽ.

Xác định diện tích bãi triều và mặt nước biển là tư liệu quý để NTTS, thúc đẩy kinh tế của các địa phương, đồng thời chấn chỉnh việc giao, cho thuê bãi triều, mặt nước biển thiếu sự quản lý, đưa hoạt động này theo đúng quy hoạch, quy củ, ngày 17/1/2017, UBND tỉnh đã có Quyết định số 209/2017/UBND về việc quản lý NTTS bãi triều, mặt nước biển. Mục tiêu đẩy mạnh việc giao, cho thuê bãi triều, mặt nước cho các tổ chức, cá nhân sản xuất từ cuối năm 2017. Quyết định 209 cũng được kỳ vọng sẽ là cú hích để phát triển NTTS, tuy nhiên trong hơn 1 năm qua, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều chưa chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết để tiến hành giao, cho thuê bãi triều, mặt nước biển.


Lực lượng chức năng TP Cẩm Phả rà soát hiện trạng nuôi biển trên địa bàn.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, tính đến thời điểm này các địa phương có diện tích bãi triều, mặt nước biển đều đang triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết NTTS tập trung (ngoại trừ Quảng Yên, Hoành Bồ do trùng với các quy hoạch khác). Trong đó các địa phương Cẩm Phả, Tiên Yên, Móng Cái đã lập xong quy hoạch, đang chờ UBND tỉnh phê duyệt; Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, Hạ Long đang lập quy hoạch.

Tuy nhiên hiện mới chỉ có TP Cẩm Phả là đơn vị đạt tiến độ quy hoạch NTTS. Thời điểm này mặc dù chưa được tỉnh phê duyệt song bản quy hoạch của Cẩm Phả đã vượt qua các vòng thẩm định cần thiết. Trên cơ sở này, tỉnh cũng đã cho phép Cẩm Phả tiến hành di dời, sắp xếp hợp lý các hộ nuôi lồng bè trên biển, kết quả tính đến hết tháng 3 vừa qua đã có 141 hộ dân được bốc thăm ô lốt, trong đó 109 hộ đã được di chuyển về vùng quy hoạch để sản xuất. 

Kết quả trên cho thấy tiến độ lập quy hoạch chi tiết vùng NTTS của các địa phương nói chung đang khá chậm, ảnh hưởng tới mục tiêu của Quyết định 209 là tiến hành giao, cho thuê bãi triều, mặt nước biển cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu để phát triển NTTS từ cuối năm 2017. Theo các địa phương, nguyên nhân của sự chậm trễ này xuất phát từ việc các quy trình, phần việc cần thực hiện để lập quy hoạch nhiều và kinh phí thuê đơn vị tư vấn làm quy hoạch khá cao, dẫn đến nhiều địa phương vướng mắc.

Có thể nói, Quyết định 209/2017/UBND về việc quản lý NTTS bãi triều, mặt nước biển là chế tài quan trọng để các địa phương nâng cao hiệu quả kinh tế và quản lý NTTS, từ đó thúc đẩy giá trị kinh tế toàn diện của địa phương và giá trị toàn ngành thủy sản. Khi triển khai theo đúng Quyết định 209, các địa phương nắm chắc diễn biến và dễ dàng định hướng phát triển thủy sản theo quy hoạch, tránh tình trạng phát triển tự phát, thiếu quản lý như đã từng xảy ra. Vì vậy thiết nghĩ các địa phương cần tích cực hơn nữa trong việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai Quyết định 209/2017/UBND về việc quản lý NTTS bãi triều, mặt nước biển.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 24/04/2018
Việt Hoa
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 00:15 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 00:15 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 00:15 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:15 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 00:15 27/12/2024
Some text some message..