Khánh Hòa: Băm nát bãi cát vôi quý hiếm ở bờ biển

Nguồn cát vôi (cát san hô màu trắng) quý hiếm chỉ có ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và dọc bờ biển đảo Mỹ Giang, xã Ninh Phước (TX.Ninh Hòa, Khánh Hòa). Thế nhưng, người dân đưa xe cơ giới ồ ạt khai thác loại cát này để phục vụ cho trồng tỏi, gây biến dạng bờ biển, sạt lở và hủy hoại môi trường; trong khi chính quyền địa phương làm ngơ để “cát tặc” hoành hành.

Khai thác cát vôi
Khai thác cát vôi phá nát bờ biển đảo Mỹ Giang. ảnh: L.PHONG

Mở đường lấy cát nơi “cấm xâm nhập”

Trên dọc dài bờ biển Mỹ Giang, nhiều điểm khai thác cát trái phép rộng hàng nghìn mét vuông, với cây cối nằm ngổn ngang, nhiều hầm, hố sâu chừng 2-3m giống như trận bom càn vừa trút xuống. Người dân đang đào gốc phi lao, cạy hàu trên bãi triều ở đây cho hay, một số tư nhân đã dùng xe múc, xe đào khai thác ở bãi cát vôi này đã mấy năm nay; xe chở cát chạy suốt ngày đêm nên chẳng mấy chốc mà bờ biển tan hoang như vậy.

Hiện ở Ninh Phước có 2 chủ khai thác cát vôi trái phép đều ở thôn Mỹ Giang là ông Trần Văn Phong và Nguyễn Văn Huyền. Các chủ khai thác cát này đều có xe múc, xe ben chở cát. Ngoài băm nát nguồn cát ở bờ biển, họ còn mua lại đất cát của người dân với giá khoảng 8-10 triệu đồng/1.000m2, khai thác sâu 2-3m (tùy vào vị trí đất).

Sau khi khai thác, họ lại bán cho những người trồng tỏi, trồng hành, nuôi ốc hương với giá từ 360.000-500.000 đồng/xe 5m3 (tùy cự ly vận chuyển xa gần).

Ông Cao Văn Trọng - một người ở Mỹ Giang - cho hay, do đất đã quy hoạch cho Dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong “treo” kéo dài 4 năm nay, trong khi dân không đất sản xuất và điều kiện kinh tế khó khăn, nên ai cũng muốn bán đất cát để cải thiện đời sống gia đình.

Không dừng lại ở đó, ông chủ khai thác cát Nguyễn Văn Huyền còn ngang nhiên mở con đường rộng chừng 3m, dài khoảng 2km để “chiếm hữu” nguồn cát vôi dồi dào ở ven biển mũi Nhọn.

Điều đáng nói là, một đoạn đường mới làm và đang khai thác cát lại chạy dọc theo bờ tường phía đông của kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong được gắn biển báo: Khu vực nguy hiểm “cấm xâm nhập”!

Ông Nguyễn Văn Ngao - ở thôn Mỹ Giang - bức xúc: “Sau khi kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong hoạt động, chúng tôi không còn đường đi và đành bỏ hoang hàng chục hécta đất tại biển mũi Nhọn này. Hiện ông Huyền mở đường sang đây khai thác cát trái phép ở ngay sát mép biển, không chỉ hủy hoại môi trường mà nguy cơ biển xâm thực là rất lớn. Tôi phải đo đạc, rào lại phần diện tích đất của gia đình mình ở dọc biển để ngăn họ xâm chiếm đào bới cát vôi”.

Xã buông lỏng để dân làm... “cát tặc”!

Tình trạng dân đang buôn bán đất để lấy cát vôi và việc ông Nguyễn Văn Huyền mở đường lấy cát trái phép diễn ra công khai giữa thanh thiên bạch nhật, thế nhưng lãnh đạo UBND xã Ninh Phước hoàn toàn không hề hay biết gì!

Bà Đỗ Thị Dù - Chủ tịch UBND xã Ninh Phước - phân trần: “Năm trước, xã đã xử phạt 2 chủ xe vi phạm xâm hại tài nguyên cát vôi. Năm nay, bà con các thôn Ninh Tịnh, Ninh Yển có nhu cầu nguồn cát vôi rất lớn để cải tạo đất trồng khoảng 170ha cây tỏi cho năng suất cao. Vì cây tỏi là nguồn thu kinh tế của dân và phát triển kinh tế địa phương, do vậy xã rất 'khó xử' trong việc quản lý khai thác cát!”.

Và thực tế, xã đã buông lỏng để dân làm... “cát tặc” băm nát bờ biển!...

Trong một diễn biến khác, 46 hộ dân lại đồng loạt gửi đơn “đòi” xã Ninh Phước cho phép khai thác cát tại đảo Mỹ Giang để phục vụ trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. UBND xã đã có tờ trình số 66 gửi UBND TX.Ninh Hòa, xin cho phép khai thác cát tại một số khu vực tại đảo Mỹ Giang!

Theo ông Tống Trân – Phó Chủ tịch UBND TX.Ninh Hòa - UBND tỉnh mới có thẩm quyền cấp phép khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, thị xã cũng không đồng ý cho phép khai thác cát vôi tại đảo Mỹ Giang. Mới đây, sau khi Công ty liên doanh TNHH kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong báo cáo về “điểm nóng” lấy cát vôi làm nguy hại đến kho xăng dầu ở Mỹ Giang, ông Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - yêu cầu UBND TX.Ninh Hòa phải có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng khai thác cát trái phép tại đảo Mỹ Giang!

Báo Lao Động, 16/10/2013
Đăng ngày 17/10/2013
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 15:55 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 15:55 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 15:55 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:55 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 15:55 26/12/2024
Some text some message..