Khánh Hòa xuất khẩu thủy sản chính ngạch sang Trung Quốc

Hiện bình quân mỗi tháng có khoảng 22 tấn cá mú nuôi của ngư dân được xuất khẩu bằng đường chính ngạch

xuat khau ca mu
Cá mú được vận chuyển bằng tàu thông thủy đảm bảo chất lượng. (Ảnh: Khanhhoa online)

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt dự án đầu tư thu mua vận chuyển thủy sản tươi sống xuất khẩu. Đây là lần đầu tiên, thủy sản ở tỉnh Khánh Hòa được xuất khẩu chính ngạch, mở ra hướng đi bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Tỉnh Khánh Hòa là vùng chuyên nuôi cá mú, tôm hùm, với sản lượng khoảng 1.000 tấn tôm hùm và 500 tấn cá mú mỗi năm. Tuy vậy, từ trước đến nay, cá mú, tôm hùm sống đều lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc nên  đầu ra bếp bênh, thường xuyên bị ép giá.

Mặt khác do vận chuyển thủy sản sống, lại đi đường bộ, đường hàng không qua nhiều khâu trung chuyển nên giá thành bị đẩy lên cao, làm mất lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp cùng Công ty TNHH Thủy sản Phúc Minh lập dự án đưa cá mú, tôm hùm sống xuất khẩu chính ngạch. 

Ông Trần Đại Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Phúc Minh cho biết, công ty này sẽ chịu trách nhiệm  thu mua cá mú, tôm hùm của ngư dân và  xuất khẩu sang Trung Quốc.

“Xuất khẩu thủy sản chính ngạch theo đơn hàng, khi có hợp đồng người nuôi trồng sẽ được thanh toán, điều kiện chắc chắn không như xuất khẩu tiểu ngạch thường rất bấp bênh, lượng hàng không đều đặn. Bên cạnh đó, qua phương thức này, địa phương chủ động nắm bắt được thị hiếu, thị trường trong khu vực để làm cơ sở, căn cứ báo giá với đối tác. Đồng nghĩa với đó, các đối tác thu mua cũng phải có chính sách chặt chẽ làm sao để ngư dân tiếp tục bán sản phẩm cho mình trong những năm tiếp theo”, ông Dũng cho biết.

Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa cho biết, tình trạng xuất khẩu tiểu ngạch thủy sản như hiện nay vừa gây khó khăn trong quản lý vừa gây bất lợi cho người nông dân vì phụ thuộc đầu ra. Xuất khẩu chính ngạch hải sản sống sẽ giúp nghề nuôi hải sản của ngư dân phát triển bền vững. Các mặt hàng cá mú, tôm hùm có đặc thù là xuất khẩu sống nguyên con sẽ có giá trị cao hơn nhiều lần so với xuất khẩu đông lạnh.

Cũng theo Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa, trước khi xuất khẩu, cá mú, tôm hùm sẽ được lưu giữ trong các bè trên vịnh để quen với môi trường nước mới. Sau đó, sẽ được bốc dỡ đưa lên tàu thông thủy (dạng tàu 2 đáy) để xuất khẩu. Chiếc tàu này sẽ như một chiếc bè nổi nên trong quá trình vận chuyển cá, tôm vẫn sống nhờ quá trình trao đổi nước.

Ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa cho biết, hiện bình quân mỗi tháng có khoảng 22 tấn cá mú nuôi của ngư dân được xuất khẩu chính ngạch.

“Sản phẩm thủy sản xuất khẩu theo đường tiểu ngạch như trước kia luôn gặp bất lợi ở nhiều mặt, đơn hàng biến động không được báo trước cho người dân chủ động, không biết ai là người sẽ mua và mua ở mức giá nào, lúc nào. Xuất khẩu chính ngạch quan trọng nhất là có đầu ra, giá cả ổn định sẽ khiến cho người nuôi trồng thủy sản yên tâm sản xuất, đảm bảo thu nhập phục vụ tốt cho đời sống người dân.”, ông Lăng chia sẻ./.

VOV-Miền Trung
Đăng ngày 06/10/2013
Thái Bình
Kinh tế

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 09:56 19/09/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 22:31 30/09/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 22:31 30/09/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 22:31 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 22:31 30/09/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 22:31 30/09/2024
Some text some message..