Khi con tôm ôm cây lúa

Năm 2017, TX. Giá Rai xác định tái cơ cấu lại sản xuất hợp lý để phát triển bền vững. Lúa - tôm là một trong những mô hình được thị xã chọn làm chủ lực và được khuyến khích nhân rộng sản xuất.

Khi con tôm ôm cây lúa
Mô hình lúa - tôm ở TX. Giá Rai. Ảnh: M.Đ

Hiệu quả từ mô hình lúa - tôm

Năm 2016, vụ lúa trên đất tôm khá thành công, năng suất lúa đạt 5,6 tấn/ha, tôm nuôi đạt 300 - 350kg/ha, thu nhập bình quân 100 triệu đồng/ha/năm.

Với kết quả trên, TX. Giá Rai đánh giá lúa - tôm là mô hình sản xuất mang tính bền vững, ít rủi ro so với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác. Mô hình này thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, chi phí đầu tư thấp, không sử dụng hóa chất, góp phần cải thiện môi trường.

Vì vậy, năm 2017, Thị ủy, UBND thị xã tiếp tục khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình “con tôm ôm cây lúa”. Đồng thời hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng để nông dân các xã: Phong Tân, Phong Thạnh Đông và một số xã vùng chuyển đổi thực hiện mô hình này. Đến cuối năm 2017, toàn thị xã có 964ha lúa trên đất nuôi tôm, tăng hơn 400ha so với năm 2016.

Ông Châu Thành Khế (xã Tân Phong, người có hơn 1ha đất áp dụng sản xuất mô hình lúa - tôm) cho biết: “Hơn 10 năm trước, do tôm nuôi liên tục thất bại nên tôi có cấy lúa thử vào đất nuôi tôm. Năm đó, tôi trúng đậm vụ tôm, cua và có được một ít lúa để ăn. Vì vậy, khi địa phương và ngành Nông nghiệp khuyến cáo chuyển đổi sang lúa - tôm, tôi rất đồng tình và đi đầu trong việc thực hiện. Áp dụng mô hình này, tôm và lúa phát triển tốt, lợi nhuận khá cao”. Không chỉ gia đình ông Khế, nhiều hộ nông dân ở thị xã áp dụng mô hình lúa - tôm đều đạt hiệu quả cao. Vì vậy, TX. Giá Rai khuyến cáo các xã của huyện vận động nông dân nhân rộng mô hình lúa - tôm trong thời gian tới.

Nhân rộng mô hình

Năm đầu tiên chuyển đổi, toàn xã Phong Thạnh chỉ có hơn 80ha áp dụng mô hình lúa - tôm, tập trung chủ yếu ở 2 ấp (20 và 21). Các hộ thực hiện mô hình này vừa trúng tôm vừa trúng lúa, đạt hiệu quả kinh tế cao. Nông dân ở các ấp khác thấy vậy đến tham quan, học tập kinh nghiệm để áp dụng.

Ông Đặng Tấn Hoài, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Phong Thạnh, cho biết: “Năm nay, tuy xã chỉ mới có hơn 80ha áp dụng mô hình lúa - tôm nhưng hộ nào cũng đạt hiệu quả. Vì vậy năm 2018, xã khuyến cáo nông dân nhân rộng khoảng 500ha lúa - tôm ở các ấp: 19, 20, 21”.

Năm 2018, TX. Giá Rai vận động nông dân xã Phong Tân và xã Phong Thạnh Đông mở rộng hết diện tích trồng lúa trên đất nuôi tôm; nhân rộng mô hình lúa - tôm với diện tích 5.000ha ở các xã: Phong Tân, Phong Thạnh, Phong Thạnh A.

Ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND TX. Giá Rai, khẳng định: “Lúa - tôm là một trong những mô hình sản xuất đạt hiệu quả và bền vững. Thị xã xem đây là một trong những mô hình xóa đói giảm nghèo của các vùng chuyển đổi. Năm 2018, thị xã tập trung xây dựng đề án sản xuất lúa trên đất nuôi tôm cụ thể cho từng xã, thành lập tổ hợp tác; đề nghị hệ thống ngân hàng trên địa bàn đầu tư vốn cho nông dân; chỉ đạo  ngành Nông nghiệp mở lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa - tôm, hỗ trợ máy móc, phương tiện làm đất, đảm bảo nông dân xuống giống đúng lịch thời vụ...”.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 01/03/2018
Nhật Minh
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 05:38 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 05:38 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 05:38 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 05:38 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 05:38 26/11/2024
Some text some message..