Khi giáo sư Nhật cùng ngư dân Việt đánh bắt cá ngừ

Lần đầu tiên, giáo sư, chuyên gia Nhật Bản về lĩnh vực câu cá ngừ đại dương đã cùng các kỹ sư và ngư dân Việt Nam tham gia đánh bắt thử nghiệm cá ngư đại dương trên biển bằng ngư cụ hiện đại từ nước Nhật.

chuyên gia Nhật
Bà Trần Thị Thu Hà- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chúc các chuyên gia Nhật, Việt Nam vươn khơi thành công. Ảnh: D.T

Người Nhật vươn khơi Việt

Sáng sớm 6.10, nụ cười rạng rỡ đã xuất hiện trên khuôn mặt của ngư dân Bình Định vì được đón những vị khách đến từ Nhật Bản. Đích thân bà Trần Thị Thu Hà- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ra tận cảng cá Quy Nhơn để chào đón, bắt tay những chuyên gia và chúc ngư dân ra khơi thành công.

Ông Nguyễn Quê (xã Tam Quan Bắc, thuyền trưởng tàu cá BĐ-96776, công suất 420V) cho biết: “Tàu chúng tôi có 6 ngư dân và lần đầu tiên được đón tiếp chuyên gia Nhật Bản đi trên tàu để đánh bắt cá ngừ đại dương bằng ngư cụ của Nhật Bản. Hy vọng sau chuyến đi này ngư dân sẽ có thêm kinh nghiệm để câu, bảo quản cá ngừ đạt chất lượng”.

Tham gia chuyến biển thử nghiệm khai thác cá ngừ đại dương bằng ngư cụ Nhật Bản còn có tàu cá  BĐ-97244 (công suất 360V), do ông Nguyễn Văn Việt (xã Hoài Hương) làm thuyền trưởng và tàu BĐ-96304 (công suất 420V), do ông Bùi Lót (xã Tam Quan Bắc) làm thuyền trưởng.

Theo ông Trần Văn Phúc - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định, nhằm phát triển nghề cá ngừ đại dương tại Việt Nam, UBND tỉnh Bình Định và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA Việt Nam) đã ký biên bản thực hiện dự án chuyển giao công nghệ, ngư cụ của Nhật để khai thác tiêu thụ nội địa và xuất khẩu cá ngừ đại dương. “Chuyến đi thử nghiệm lần này diễn ra từ ngày 6-9.10, khai thác tại vùng biển 60 hải lý về phía đông TP.Quy Nhơn. Ngoài thuyền viên 3 tàu cá Bình Định còn có 6 cán bộ kỹ thuật của Sở NNPTNT Bình Định cùng 4 kỹ thuật viên, chuyên gia đến từ nước Nhật Bản (trong đó, có Giáo sư Keigo Ebata- giảng viên Đại học Kagoshima)”- ông Phúc cho hay.

Hoàn thiện công nghệ

Ông Phúc cho biết: “Ban đầu, mục tiêu và thời gian dự kiến của chuyến đi là 6 ngày 5 đêm, thế nhưng do ảnh hưởng của cơn bão số 4 nên chuyến đi chỉ diễn ra trong 4 ngày 3 đêm. Đây là chuyến khảo nghiệm bước đầu để các chuyên gia Nhật Bản, Việt Nam và ngư dân nắm bắt được kỹ thuật để hoàn thiện việc khai thác bằng 25 bộ câu cá ngừ đại dương sắp tới”.

Theo bà Trần Thị Thu Hà, tỉnh Bình Định xác định rằng chuyến đi này là để hoàn thiện công nghệ. Chuyến đi bắt đầu với 25 bộ câu cá ngừ đại dương cho các tàu đánh bắt nằm trong chuỗi liên kết. Trong chuỗi liên kết này, sự hỗ trợ về thiết bị công nghệ là của Nhật Bản, kết nối với doanh nghiệp, ngư dân Bình Định và thị trường Nhật Bản. Trong 2 năm tới Bình Định sẽ thử nghiệm việc đưa sản phẩm này vào thị trường chất lượng cao và đấu giá.

“Chuyến đi này có các kỹ sư, kỹ thuật viên Việt Nam và các giáo sư, chuyên gia Nhật Bản để cùng hoàn thiện công nghệ câu cá ngừ đại dương bằng thiết bị Nhật Bản. Làm thế nào để ngư dân học tập được công nghệ hiện đại. Chúng ta sẽ đầu tư vào việc nâng cấp sản phẩm cá ngừ của Bình Định tương đương với chất lượng cá ngừ tại Nhật Bản. Từ đó, có thể xuất khẩu đến thị trường Nhật Bản và các nước trên thế giới”- bà Hà nói. 

Đây là chuyến khảo nghiệm bước đầu để các chuyên gia Nhật Bản, Việt Nam và ngư dân nắm bắt được kỹ thuật để hoàn thiện việc khai thác bằng 25 bộ câu cá ngừ đại dương sắp tới. 

Báo Dân Việt, 08/10/2015
Đăng ngày 09/10/2015
Dũ Tuấn
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:42 20/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 09:42 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 09:42 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 09:42 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 09:42 20/11/2024
Some text some message..