Khi nông dân liên kết phát triển sản xuất

Với “điểm tựa” là Hội Nông dân huyện, Hợp tác xã chăn nuôi và thủy sản Sông Đằng, xã Yên Đồng (Yên Mô) đã được thành lập với 52 thành viên, chủ yếu là phát triển mô hình ương nuôi cá giống, nuôi cá thương phẩm kết hợp trồng cây ăn quả.

Khi nông dân liên kết phát triển sản xuất
Mô hình trồng sen, nuôi cá rô tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Ảnh: T.G

Đồng chí Phạm Thúc Kinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Trong quá trình triển khai, Hợp tác xã đã phối hợp với Hội Nông dân huyện và một số ngành, đơn vị khác tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, cung cấp nguồn giống có chất lượng và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Đồng thời tiếp nhận nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho 7 hộ vay với tổng số tiền 500 triệu đồng để thực hiện cải tạo ao, xây dựng hạ tầng phục vụ cho sản xuất nuôi trồng thủy sản. Nhờ đó đã xuất hiện những hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm.

Chị Lê Thị Huế, một thành viên của Hợp tác xã Sông Đằng phấn khởi nói: Trước đây làm theo kiểu nhà nào biết nhà đấy thì hiệu quả không cao, thường xuyên bị thương lái ép giá. Sau khi tham gia vào Hợp tác xã, chúng tôi được tiếp cận những kiến thức khoa học, kỹ thuật mới để ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, do đó việc nuôi trồng đã thuận lợi hơn, đặc biệt thị trường tiêu thụ cũng ngày càng ổn định bởi việc mua bán phần lớn đã được Hợp tác xã đứng ra thỏa thuận, ký kết từ trước đó.

Không chỉ riêng Yên Đồng, hiện nay việc xây dựng, nhân rộng những mô hình kinh tế tập thể mà ở đó các hộ nông dân liên kết với nhau để cùng phát triển sản xuất và có sự hỗ trợ thường xuyên, tích cực từ các cấp hội nông dân đã cho thấy những chuyển biến tích cực.

Số mô hình tăng cả về lượng và chất, nội dung hoạt động thiết thực, thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia. Thường thì mỗi tháng, các tổ hợp tác, hợp tác xã tổ chức họp ít nhất 1 lần để trao đổi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ sâu bệnh; cử những người năng động và có kinh nghiệm tìm kiếm đơn hàng, ký hợp đồng bán sản phẩm.

Thậm chí ở khâu thu hoạch, nhiều tổ đã có thể đứng ra điều chỉnh lịch vào thời điểm phù hợp nhằm giúp sản phẩm có giá cao nhất, sắp xếp lịch thu mua cụ thể cho các hộ, nhắc nhở các thành viên tuân thủ nội dung của hợp đồng đã ký kết với cơ sở thu mua… Thực tế, các tổ hợp tác này đã giúp nông dân hạn chế thấp nhất việc trồng trọt, chăn nuôi ồ ạt theo phong trào. Hơn nữa, người nông dân cũng bước đầu chủ động tìm được đầu ra cho sản phẩm ngoài phạm vi chợ quê như trước đây.

Đồng chí Đinh Hồng Thái, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Các mô hình kinh tế tập thể phát triển rất nhanh trong những năm vừa qua do phù hợp nhu cầu của bà con nông dân, đặc biệt là những nông dân còn thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn sản xuất. Mô hình này đáp ứng và khắc phục được một số hạn chế, yếu kém của kinh tế hộ như thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất; giảm bớt rủi ro và tăng sức cạnh tranh. Cũng nhờ các mô hình này, người nông dân đã tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng vươn lên giảm nghèo và làm giàu bền vững.

Để xây dựng và phát triển các mô hình, hàng năm, Hội Nông dân tỉnh giao chỉ tiêu thi đua xây dựng mô hình kinh tế tập thể mới cho các Huyện hội, Thành hội thực hiện; tăng cường tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho cán bộ Hội và hội viên nông dân về vai trò của kinh tế tập thể, đẩy mạnh các phong trào thi đua gắn với hoạt động của các mô hình liên kết và hoạt động hỗ trợ nông dân, nhất là phong trào“Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 23/09/2019
Đào Duy
Nuôi trồng

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:37 14/03/2025

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, tài nguyên và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo vệ hệ sinh thái trở nên ngày càng quan trọng.

Ao nuôi
• 10:57 13/03/2025

Mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá tại Bình Định

Nuôi ghép tổng hợp là mô hình kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trong cùng một hệ thống nuôi, nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế. Trong mô hình này, tôm, cua và cá được nuôi cùng nhau trong một môi trường sinh thái thích hợp, trong đó mỗi loài thủy sản có thể hỗ trợ lẫn nhau về dinh dưỡng, không gian sống và bảo vệ lẫn nhau khỏi những yếu tố có hại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 13/03/2025

Mùa lạnh: Mối nguy về bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm, bệnh thường xảy ra nhiều ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tỷ lệ gây chết tôm có thể từ 90 – 100% chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh, đồng nghĩa với tình trạng tôm chết hàng loạt, gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:39 11/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 09:29 17/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 09:29 17/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:29 17/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 09:29 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:29 17/03/2025
Some text some message..