Khô cá bổi vào mùa

Những tháng cuối năm, các cơ sở làm khô tất bật chuẩn bị hàng hoá phục vụ mùa tết. Khô cá bổi là mặt hàng được người dân miền Tây ưa chuộng.

Phơi khô
Phơi khô bổi chuẩn bị bán tết tại cơ sở Ba Đức.

Trần Hợi không chỉ là nơi nổi tiếng về làng nghề chuối khô mà còn nổi tiếng với một loại đặc sản khác, đó là khô cá bổi. Tại cơ sở Tám Oanh của anh Trần Văn Tám thuộc ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, không khí làm khô cá bổi đang tất bật. Cứ vào tháng 10 âm lịch, anh Tám bắt đầu đặt mua cá ở địa phương và các vùng lân cận.

Theo dự kiến, năm nay, vào vụ cơ sở sẽ sản xuất với sản lượng khoảng trên 20 tấn/tháng, tăng gấp đôi so với những tháng khác trong năm. Hiện tại, giá khô bổi ở cơ sở dao dộng từ 170-300 ngàn đồng/kg tuỳ từng loại (loại nhỏ nhất từ 18-20 con/kg và lớn nhất 9-10 con/kg). Sản phẩm cá khô của cơ sở được giao chủ yếu cho các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre...

“Để đáp ứng theo yêu cầu người tiêu dùng, cơ sở sản xuất 2 loại: Khô lạt và khô mặn. Với khô mặn thì giá cả sẽ thấp hơn khô lạt từ vài chục ngàn đến 100 ngàn đồng/kg tuỳ theo loại lớn, nhỏ”, anh Tám cho biết.

Cuối năm, đơn đặt hàng tăng, để đáp ứng nhu cầu thị trường, anh Tám đã đầu tư thiết bị sấy khô ứng dụng năng lượng mặt trời với sự hỗ trợ 45% kinh phí từ Trung tâm Khuyến công tỉnh Cà Mau.

Anh Tám chia sẻ: “Từ khi có thiết bị sấy này, sản lượng của cơ sở tôi tăng lên từ 35-40% so với năm trước; Tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm số lượng nhân công, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm nay, tôi không cần lo thời tiết thế nào. Số lượng cũng như chất lượng khô luôn được đảm bảo. Theo dự kiến, nếu cuối năm có được kinh phí đầu tư của tỉnh tôi sẽ xây thêm kho đông để trữ cá khô”.

Gần 10 năm làm nghề, khô cá bổi của cơ sở Tám Oanh được UBND tỉnh công nhận là 1 trong 19 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2018.

Cũng như cơ sở Tám Oanh, cơ sở Ba Đức thuộc Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời đang gấp rút sản xuất khô bổi để bán tết. Anh Lê Bá Tường, chủ cơ sở Ba Đức, bộc bạch: “Dự kiến sản lượng mùa vụ năm nay khoảng 70 tấn, nguồn nguyên liệu chủ yếu là do cơ sở tôi tự nuôi, chỉ mua một ít của vài hộ có mua thức ăn tại cơ sở”. Tuy nhiên, do số lượng nguyên liệu cá tươi năm nay giảm so với năm trước vì các hộ nuôi không đạt hiệu quả nên giá cá nguyên liệu tăng lên khoảng từ 7-10 ngàn đồng/kg, dẫn đến giá cá khô bổi cũng tăng theo từ 10-15%. Với số lượng thành phẩm từ 12-24 con/kg thì giá khô cá bổi tại cơ sở sẽ dao động từ 230-340 ngàn đồng/kg, được phân phối đi TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bạc Liêu...

Để phục vụ sản xuất, cơ sở xây thêm nhà kính che chắn nhằm tránh mưa và ruồi nhặng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều quan trọng nhất là cơ sở tạo điều kiện cho gần 20 nhân công trong địa phương có việc làm với thu nhập gần 300 ngàn đồng/người/ngày.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời Duy Quốc Tuấn cho hay: “Năm nay diện tích nuôi cá bổi toàn huyện đạt 90 ha, tăng 16 ha so với năm ngoái, sản lượng đạt khoảng 750 tấn khô. Nhìn chung, sản lượng giảm do cá bổi vùng trên không còn ồ ạt như năm rồi, theo đó giá cá khô bổi hiện tại tăng so với cùng kỳ nên bà con phấn khởi”.

Ngày tết đang đến gần, người dân bắt đầu chuẩn bị sắm sửa các nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình và mặt hàng “ngon, bổ, rẻ” như khô bổi sẽ là món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 27/11/2019
Lưu Ngọc
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 12:19 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 12:19 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:19 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 12:19 26/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 12:19 26/12/2024
Some text some message..