Khô hạn, xâm nhập mặn: Lúa, tôm cùng thiệt hại

Những ngày qua, khô hạn và xâm nhập mặn khiến cho sản xuất nông nghiệp của Kiên Giang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt lúa bị nhiễm mặn, tôm chết hàng loạt…

tôm chết do hạn
Khô hạn và mặn khiến cho tôm chết nhiều tại Kiên Lương.

Thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, đến nay biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng gần 2.000ha diện tích thả tôm của toàn tỉnh và trên 12.000ha diện tích trồng lúa. Trong đó, những địa phương nằm ven biển, được xem là ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất.

Thiệt hại nặng nề nhất là huyện Kiên Lương, đây là khu vực thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên nên việc nhiễm mặn và phèn diễn ra thường xuyên. Từ đầu năm đến nay, nắng nóng kéo dài khiến cho độ mặn của nước biển tăng cao có lúc độ mặn đo được là 35/oo vì vậy khi xâm nhập vào nội đồng, người dân không dám bơm nước để cứu tôm vì vậy nhiều hộ nuôi tôm trở tay không kịp dẫn tới trắng tay. Thống kê của Phòng kinh tế huyện Kiên Lương, từ đầu năm đến nay số tôm thiệt hại của huyện đến nay trên 80ha (trong đó tôm công nghiệp là 70ha, tôm quảng canh cải tiến hơn 10ha).

Hộ gia đình anh Nguyễn Văn Bình (ấp Sông Chinh, xã Bình Trị, huyện Kiên Lương) là người chịu thiệt hại nặng nề vừa qua. Theo anh Bình: Vụ tôm vừa qua với gần 5ha tôm bị giảm năng xuất và chết nhiều thiệt hại hàng trăm triệu đồng, khiến cho kinh tế gia đình gặp khó khăn. Hiện, anh đang phải treo vuông vì không còn vốn để sản xuất.

Còn theo anh Hứa Hoàng Du, cũng ở xã Bình Trị, đợt xuống giống tôm ngay sau Tết Nguyên đán gia đình anh đã bị mất trắng, thiệt hại cũng cả trăm triệu đồng. Vì vậy vụ tôm mới này gia đình anh không dám vội vàng xuống giống vụ mới.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đức Thắng - Phó Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương cho biết: Ngoài thiệt hại về diện tích nuôi tôm, các mô hình tôm lúa cũng bị thiệt hại nặng nề do thời tiết không thuận lợi. Chính vì vậy, thời gian qua chúng tôi đang triển khai một số biện pháp mang tính căn cơ để hạn chế những thiệt hại cho bà con trong sản xuất nuôi trồng. Hướng dẫn các hộ dân thực hiện một số giải pháp hạn chế thiệt hại trong nuôi tôm. Chủ yếu là quản lý giống đầu vào, đặc biệt là xử lý nguồn nước. Đối với những diện tích bị nhiễm mặn có nồng độ cao vượt mức cho phép thì phải có hệ thống nước để xử lý pha loãng, để làm giảm nồng độ muối, thông qua hệ thống kênh rạch thích hợp cho việc nuôi tôm.

Với chỉ tiêu nuôi hơn 1.000ha tôm công nghiệp và 2.500 ha tôm quảng canh cải tiến trong năm 2015 này. Đến nay huyện Kiên Lương đã hoàn tất việc xuống giống đối với diện tích tôm quảng canh cải tiến và hơn 80% diện tích tôm công nghiệp.             

Đại Đoàn Kết, 13/08/2015
Đăng ngày 14/08/2015
Quốc Trung
Nuôi trồng

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:00 17/01/2025

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 11:30 16/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 14:21 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 14:21 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 14:21 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 14:21 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 14:21 19/01/2025
Some text some message..