Khó khăn “bủa vây” ngành cá tra: Khi người nuôi cá “treo” ao

Theo dự báo, năm 2013 là năm đầy khó khăn với ngành cá tra trong nước khi những khó khăn về việc giữ vững, mở rộng thị trường, nguồn vốn, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng "bủa vây" người chăn nuôi và doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp tính đến chuyện nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất, thì người chăn nuôi trong nước phải tự "bơi".

nghe nuoi ca tra thoi kho khan
Giá cả bấp bênh, rất nhiều hộ nuôi cá tra ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tính đến chuyện bỏ nghề.

Nghề nuôi cá tra hiện không còn là nghề "hái" ra tiền như các năm trước đây. Những ngày này trên khắp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vốn được mệnh danh thủ phủ của ngành cá tra, nhà nông đang quay lưng với nghề nuôi cá tra, bởi càng nuôi càng lỗ.

Nuôi nhiều, lỗ nhiều

Chưa kịp hồi sức vì thua lỗ nặng trong năm 2012, chị Thủy ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) lại "sốc" nặng khi giá cá tra nguyên liệu đầu năm 2013 sụt giảm từ 500-700 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 12/2012. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 1 năm qua. Nếu tính đúng, tính đủ các khoản chi phí đầu tư thì người nông dân đang phải chịu lỗ nặng. Chị Thủy cho biết, gia đình chị mới bán khoảng 150 tấn cá tra và bị lỗ hơn 300 triệu đồng. Nguyên nhân là do giá cá xuất khẩu giảm, kéo theo giá thu mua nguyên liệu cá tra trong nước của các doanh nghiệp xuất khẩu giảm, tương ứng, từ mức 27.000 đồng/kg trong những tháng đầu năm 2012 xuống còn 22.000 đồng/kg vào giữa năm và hiện đang ở dưới mức 22.000 đồng/kg.

Tương tự, anh Hùng ở huyện An Phú (An Giang) nuôi hơn 1 ha cá tra và đang đến kì thu hoạch. Tính toán, ao cá nhà anh cho sản lượng khoảng 300 tấn. Theo anh Hùng, với mức giá bán như hiện nay, nguy cơ lỗ là điều khó tránh. "Hiện giá cá tra chỉ ở mức xấp xỉ 21.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành nuôi hiện nay trung bình từ 24.000 - 25.000 đồng/kg, nên người nuôi cá như chúng tôi cầm chắc lỗ ít nhất là 3.000 đồng/kg. Chưa hết, do doanh nghiệp mua cá trả tiền chậm, gia đình tôi còn "gánh" thêm lãi suất của ngân hàng. Xong vụ này, tôi tính đến việc nghỉ nuôi, chuyển hướng sang việc làm khác" - anh Hùng than thở.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh trọng điểm về nuôi cá tra như Đồng Tháp, An Giang... đang dao động ở mức 21.500 - 22.500 đồng/kg, thấp hơn giá thành sản xuất. "Do chi phí đầu vào như: thuốc thú y, thức ăn, hóa chất xử lý môi trường, nhân công... liên tục tăng đã kéo theo giá thành nuôi cá tra tăng tương ứng. Những tháng đầu năm 2013, nhu cầu thị trường tiêu thụ cá tra trên thế giới chưa khởi sắc, doanh nghiệp trong nước chưa tích cực thu mua nên giá cá tra lại tiếp tục giảm. Với giá cả bất lợi như trên, diện tích thả nuôi cá tra đầu năm 2013 có thể sẽ giảm mạnh" - VASEP nhận định.

Khó giữ ngôi

Khảo sát sơ bộ của ngành nông nghiệp, tỷ lệ hộ dân "đoạn tuyệt" với nghề nuôi cá tra đang gia tăng và diễn ra tại khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại tỉnh Đồng Tháp, trong tổng số hơn 1.600 ha ao nuôi cá tra sẽ có khoảng 30 - 40% được chuyển sang nuôi trồng các loại thủy sản khác hoặc bị bỏ trống. Còn tại An Giang, đến thời điểm hiện nay, đã có hơn 50% số hộ nuôi cá tính đến chuyện "treo" ao hoặc thu gọn diện tích nuôi cá... "Nếu tình trạng này kéo dài, đến một thời điểm nào đó, cá tra Việt Nam sẽ khó giữ vị trí số một thế giới về sản xuất và xuất khẩu. Đã đến lúc người nuôi cá cần nhận được sự quan tâm cũng như sự hỗ trợ của ngành chức năng để họ chấm dứt tình trạng "tự bơi" như thời gian qua" - ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP lo lắng.

Tính đến nay, tại các vùng trọng điểm nuôi cá tra, sản lượng cá đều giảm so với cùng kỳ năm 2012. Theo đó, cuối tháng 2/2013, tỉnh An Giang chỉ mới thu hoạch 18.000 tấn, giảm 30%; Cần Thơ 8.000 tấn, giảm 11%; Đồng Tháp hơn 20.000 tấn, giảm 5%... "Mục tiêu của ngành đến năm 2015 sản lượng nuôi cá tra nguyên liệu sẽ đạt từ 1,2-1,5 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu đạt 800.000 tấn, tiêu thụ nội địa 150.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1,8 - 2,25 tỷ USD, tạo việc làm cho 230.000 lao động... Các doanh nghiệp đang lo không biết "đào" đâu ra nguyên liệu phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng của ngành" - ông Hòe cho biết.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 15/03/2013
Lê Nghĩa
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 06:30 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 06:30 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 06:30 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 06:30 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 06:30 19/11/2024
Some text some message..