Khó quy hoạch làng cá bè trên sông Cái

Người nuôi cá bè trên sông Cái (Đồng Nai) gần như chưa sẵn sàng cho công tác quy hoạch mà chính quyền ấn định trước đó.

sông Cái
Làng cá bè trên sông Cái - Ảnh: Lê Lâm

Thời hạn đã cận kề

Theo thống kê của Phòng kinh tế UBND TP.Biên Hòa, hiện trên sông Cái qua địa bàn P. Thống Nhất, An Bình, Tân Mai, Tam Hiệp và xã Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa) có 270 hộ dân nuôi 643 bè cá. Trong khi đó, theo kế hoạch tổ chức di dời, sắp xếp bè cá trên sông Cái cho phù hợp cảnh quan sinh thái sông Đồng Nai của UBND TP.Biên Hòa, thì có 247 hộ được nuôi 271 bè  trên năm đoạn sông đã quy hoạch (có tổng chiều dài là gần 4km). Như vậy có 23 hộ phải giải tỏa cùng với 372 bè cá. Việc giải tỏa cũng như được bao nhiêu bè được tổ chức bốc thăm may rủi. Thời gian dự kiến tổ chức thực hiện di dời, sắp xếp là từ ngày 15.6 đến 10.8. Mỗi hộ được hỗ trợ 900.000 đồng cho công tác di dời.

Người nuôi cá lo lắng

Anh Nguyễn Văn Dân (40 tuổi, ngụ P.Tân Mai, TP. Biên Hòa) nuôi cá bè trên sông từ năm 1982 đến nay, hiện anh có 7 bè cá ngay đoạn sông trước mặt nhà. Theo quy hoạch vị trí đặt bè của anh phải di dời nằm cách xa nhà hơn 1km và anh chỉ được nuôi 1 bè. Anh cho biết: “Với 7 bè cá, 1 năm trừ hết chi phí thu về trên 100 triệu đồng. Bây giờ cho tôi nuôi có 1 bè, chỉ thu lợi nhuận được khoảng 17- 18 triệu đồng/năm thì làm sao mà sống để nuôi 1vợ 4 con, đã vậy lại còn cách xa nhà 1cây số nữa chứ”. Tương tự, anh Trần Văn Đông (29 tuổi, ngụ xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa) nuôi cá trên sông được 13 năm, hiện tại đang có 3 bè và 15 lồng nuôi các loại cá lăng, chép, trắm, diêu hồng, thu từ 15-16 tấn cá/năm, trừ đi chi phí lời hơn 100 triệu. Theo quy hoạch, anh được diện nuôi 1 bè, vị trí nằm ở bến đò Kho cách nơi đang đặt bè gần 3km. Anh than thở: “Chính quyền bắt nuôi 1 bè, khó mà chi tiêu cho đủ. Chưa hết, mỗi bè cá đầu tư khoảng 30 triệu đồng, nhưng giờ tháo ra thì gỗ dưới bè chỉ để dùng củi đốt chứ không làm gì được. Và dựng 1  bè mới cần đến 4 cục bê tông (cao 1,3m, đường kính 1m) để làm neo, nhưng phải đợi mùa nước êm thì cát, bùn mới vùi lấp tạo độ vững chắc, còn mưa lũ này không không khéo bị cuốn đi luôn”.

Còn chị Kim Thị Dung (40 tuổi, ngụ P.Hiệp Hòa), có thâm niên nuôi cá bè 10 năm, hiện đang nuôi 3 bè và 22 lồng. Vừa qua,  chị bốc thăm trúng vị trí ở bến đò Kho cách nơi nuôi hiện tại 3km và chỉ  được nuôi 1 bè. Chị bức xúc nói: “Bây giờ kêu di dời là không thể nào. Vì cá đang nuôi trong lồng di dời làm động rồi lạ nguồn nước sợ cá chết. Ngoài ra, hiện tại dưới sông dây dợ, cộc, cây cối mọi người đóng dưới sông rất nhiều di dời rất dễ vướng vào làm rách lưới khiến cá thoát ra ngoài.”

Theo quy hoạch mới, ở đoạn 1 (khu vực gần cầu Hiệp Hòa) và đoạn 5 (khu vực bến đò Kho) chỉ được đặt một hàng bè; đoạn 2,3,4 (đoạn giữa) được xếp thành hai hàng. Bè sử dụng có kích thước 8m x 4m x 2m, hàng cách hàng 5m, bè cách bè trong một hàng là 5m đối với đoạn sông có một hàng; bè cách bè trong hàng 18m và bè của hàng thứ nhất cách bè của hàng thứ hai là 5m đối với đoạn sông có hai hàng. Tối đa 1 hộ được nuôi 2 bè. Sau khi di dời, sắp xếp, Phòng kinh tế tiến hành bàn giao làng cá bè cho UBND các phường, xã quản lý.
Thanh Niên
Đăng ngày 08/07/2013
lê lâm
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 08:13 13/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 08:13 13/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 08:13 13/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 08:13 13/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:13 13/11/2024
Some text some message..