Khoảng 20% loài bò sát sắp có nguy cơ tuyệt chủng

Một công trình nghiên cứu vừa được Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (UICN) công bố trên tạp chí Bảo tồn sinh vật cho biết có khoảng 19% loài bò sát trên hành tinh chúng ta sắp có nguy cơ tuyệt chủng.

Ameiva Vittata, loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng.
Ameiva Vittata, loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng.

Kết quả này gióng lên hồi chuông báo động về cuộc sống của các loài bò sát và những mối đe dọa ngày càng tăng đối với sự sinh tồn của chúng.

Theo UICN, hơn 200 chuyên gia nổi tiếng thế giới đã thẩm định nguy cơ tuyệt chủng của 1.500 loài bò sát của toàn bộ các vùng trên thế giới được chọn một cách ngẫu nhiên. Theo đó, có ba hạng được đưa ra là "nguy cơ tuyệt chủng rất cao" (chiếm 12%), "đang bị đe dọa" (41%) và "dễ bị tổn thương" (47%).

Trong đó, mối đe dọa tuyệt chủng cũng phụ thuộc theo loài và môi trường sinh sống, chẳng hạn như loài rùa nước ngọt bị đe dọa nhiều hơn các loài bò sát sống trên cạn; hay tại các vùng nhiệt đới, mối đe dọa tuyệt chủng rất lớn đối với tất cả các loài bò sát do môi trường sống của chúng bị chuyển thành đất canh tác và do nạn khai thác rừng.

Theo thẩm định của các nhà nghiên cứu, khoảng 30% loài bò sát nước ngọt sắp bị tuyệt chủng. Đặc biệt, tỷ lệ này lên tới 50% đối với các loài rùa, hiện đang bị mua bán rất nhiều ở cấp độ quốc gia và quốc tế.

Tuy nhiên, theo UICN, ba loài được xếp vào hạng "nguy cơ tuyệt chủng rất cao" có thể đã bị tuyệt chủng rồi, như loài thằn lằn Ameiva vittata, hiện chỉ còn quan sát thấy ở một vùng của Bolivia, Nam Mỹ./.

TTXVN
Đăng ngày 06/05/2013
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 02:49 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 02:49 23/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 02:49 23/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 02:49 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:49 23/01/2025
Some text some message..