Khoanh vùng các bãi đẻ của nhóm cá rạn san hô tại một số khu bảo tồn biển của Việt Nam

Rạn san hô ngầm ước tính bao phủ trên 284.300 km², trong đó Đông Nam Á chiếm khoảng 32,3%. Các rạn san hô là nơi trú ngụ của hơn 4.000 loài cá nhiệt đới hoặc cá chuyên sống trong rạn san hô có giá trị kinh tế cao, chẳng hạn như các loài cá mú (Serranidae), cá hồng (Lutjannidae), cá hè (Lethrinidae)…

khoanh vùng bãi để nhóm cá rạn san hô
Ảnh minh họa

Do nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu thụ cá tươi sống trên toàn cầu dẫn tới hiện tượng khai thác và hủy diệt cá ở hầu hết các vùng rạn san hô ven bờ, là nơi phân bố của các bãi đẻ. Hơn nữa, những vùng khai thác “nóng” của ngư dân lại nằm ở nơi tập trung số lượng lớn các nhóm cá bố mẹ tại bãi đẻ. Việc sử dụng các phương pháp đánh bắt hủy diệt như thuốc nổ, xyanua dần làm mất đi các bãi đẻ của cá rạn san hô và tăng nguy cơ suy giảm trầm trọng nguồn cung cấp ấu trùng cá cho các vùng rạn lân cận.

Để bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản, trong khuôn khổ đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2009 - 2010 nhóm nghiên cứu đứng đầu là TS. Nguyễn Văn Quân cùng các cộng sự Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã tiến hành thực hiện đề tài Khoanh vùng các bãi đẻ của nhóm cá rạn san hô tại một số khu bảo tồn biển Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ (trọng tâm là các khu bảo tồn biển) theo hướng tiếp cận hệ sinh thái một cách bền vững.

Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá các yếu tố tự nhiên và môi trường liên quan đến việc hình thành các bãi đẻ của cá rạn san hô trong một số khu bảo tồn biển trọng điểm (Hải Vân - Sơn Chà, Thừa Thiên Huế và vịnh Nha Trang – Khánh Hòa); điều tra tập tính sinh học sinh sản của các nhóm cá rạn san hô tại các bãi đẻ; khoanh vùng các bãi đẻ của cá rạn san hô tại khu vực nghiên cứu; điều tra, đánh giá và phân tích các yếu tố tác động từ hoạt động tự nhiên và con người đến sự tồn tại của các bãi đẻ và nghiên cứu một số giải pháp quản lý các bãi đẻ của cá rạn san hô, nhằm duy trì và phát triển bền vững nguồn lợi tự nhiên tại các khu bảo tồn biển.

Trong thời gian 2 năm 2009-2010, tập thể tác giả tham gia đề tài đã triển khai 6 chuyến khảo sát thực địa thu thập mẫu vật và tư liệu tại hai địa điểm nghiên cứu (Hải Vân - Sơn Chà và vịnh Nha Trang) để đảm bảo tính chất đại diện cho các mùa trong năm. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là áp dụng quy trình, quy phạm về điều tra nghiên cứu biển của Việt Nam và các phương pháp nghiên cứu hiện đại về rạn san hô trên thế giới, lần đầu tiên thử áp dụng mô hình Delf 3D trong nghiên cứu phát tán ấu trùng cá rạn san hô trong phạm vi các khu bảo tồn biển. Trải qua 2 năm nghiên cứu, đề tài thu được những kết quả đáng kể.

Về khoa học, đề tài đã đánh giá một cách tổng thể các điều kiện tự nhiên và môi trường để hình thành các bãi đẻ của nhóm cá rạn san hô tại hai khu bảo tồn biển Hải Vân – Sơn Chà (tỉnh Thừa Thiên Huế) và vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) thông qua việc nghiên cứu về thành phần giống loài đàn cá bố mẹ tham gia vào quá trình sinh sản, điều kiện về nơi ở và nguồn cung cấp thức ăn cho ấu trùng cá. Ngoài việc xác định các nhân tố mang tính chất dẫn dụ cá bố mẹ tập trung sinh sản tại các bãi đẻ, đề tài còn xác định được mùa sinh sản của cá rạn san hô vào các tháng mùa khô trong năm với 7 bãi đẻ đã được khoanh vùng nằm trong phạm vi của hai khu bảo tồn biển.

Về ứng dụng, các kết quả nghiên cứu của đề tài có tính ứng dụng cao đối với việc thiết lập các khu bảo tồn biển ở Việt Nam. Các bãi đẻ của cá rạn san hô là một trong những chỉ số sinh thái cực kỳ quan trọng để phân khu chức năng quản lý khu bảo tồn, đồng thời là cơ sở quan trọng xác định diện tích các vùng lõi của khu bảo tồn biển. Các kết quả nghiên cứu về tập tính sinh học của đàn cá bố mẹ, mùa vụ sinh sản sẽ giúp cho các nhà quản lý khu bảo tồn hoặc các cơ quan chức năng chuyên ngành thủy sản quy hoạch được vùng cấm/hạn chế khai thác trong các tháng nhất định trong năm, nhằm tạo điều kiện cho nguồn lợi tự nhiên có thời gian tái tạo, nâng cao sản lượng đánh bắt của nghề khai thác cá ven bờ.

Như vậy có thể thấy rằng, nhu cầu đối với việc nghiên cứu các bãi giống, bãi đẻ của nhóm cá rạn san hô là hết sức cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa trong công tác bảo tồn nguồn lợi biển. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu về bãi đẻ của nhóm cá rạn san hô đóng vai trò thiết thực đối với ban quản lý các khu bảo tồn trong việc đề ra các biện pháp quản lý hữu hiệu các bãi đẻ, hoàn thiện cơ sở khoa học cho bộ tiêu chí về việc lựa chọn vị trí các khu bảo tồn biển ở Việt Nam

Mai Lan (Viện HL KHCNVN, nguồn TS. Nguyễn Văn Quân, Viện Tài nguyên và môi trường biển)
Đăng ngày 16/03/2013
Khoa học

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 12:18 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 12:18 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 12:18 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:18 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 12:18 20/04/2024