Theo anh Thạch Sanh cho biết: Sau khi được trường Đại học Cần thơ về địa phương khảo sát và chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi quần thể Artemia, anh Sanh về nuôi thí điểm trên diện tích 1,4 công đất. Quy trinh nuôi artemia chủ yếu là cải tạo ao và lấy nước. Sau đó, anh tiến hành bơm cạn nước ruộng muối, cán cho nền đáy bằng phẳng, phơi ao cho khô. Lấy nước biển trực tiếp vào ao nuôi qua túi lọc cá tạp, tôm tạp. Mực nước bơm vào khoảng 20cm, độ mặn 20-30 phần ngàn. Cho nước bốc hơi, khi đó độ mặn tăng lên khoảng 80 phần ngàn.
Sau khi mua trứng giống, anh Sanh tiến hành ủ áp vi sinh trong vòng 21 ngày rồi thả xuống ao nuôi. Khoảng 1 tuần sau khi thả artemia sẽ bắt cặp và đẻ trứng. Sau 15 – 18 ngày, anh Sanh cho thu hoạch mẻ trứng đầu tiên. Sau chu kỳ thu hoạch 60 ngày, anh thu được 24 kg trứng artemia cung cấp ra thị trường, sau khi trừ chi phí, thu lãi 20 triệu đồng.
Sau quá trình nuôi, anh Sanh nhận định kỹ thuật nuôi cũng không khó, dễ chăm sóc, có thị trường tiêu thụ ổn định. Sau khi nuôi thí điểm, anh nhận thấy mô hình nuôi Artemia đã cho kết quả rất khả quan và năm 2016, mạnh dạn đầu tư nuôi artemia với quy mô 1,4 ha. Mật độ thả nuôi con giống 600 gam con giống/1 ha. Vụ này, anh thu hoạch 60 kg trứng, giá bán 1,2 triệu/kg, anh thu về 70 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí mướn đất, cải tạo ao, con giống, phân thuốc, công lao động, anh còn lãi hơn 8 triệu đồng.
Anh Sanh cho biết thêm: "Kỹ thuật nuôi artemia lần này, anh không dùng phân chuồng mà chỉ kết hợp cám gạo và phân vô cơ như: UP, Ure để gây mào tảo và kết quả cũng khá tốt, không gây ô nhiễm môi trường nước cũng như ít phát sinh dịch bệnh".
Anh Sanh chia sẽ thêm: "Mô hình nuôi Artemia của anh Sanh có thu nhập kinh tế ổn định, từ huề vốn đến lãi, không có rủi ro, giá cả và đầu ra ổn định. Rất thích hợp để nhân rông thoát nghèo. Đặc biệt, rất thích hợp với những hộ diêm dân đầu tư trên ruộng muối".
Từ những kết quả thực hiện từ mô hình, năm 2017, Hội nông dân huyện chọn mô hình này là mô hình điển hình khởi nghiệp thoát nghèo trong toàn huyện. Rất mong các cấp, các ngành chức năng sớm có định hướng hợp lý cũng như tăng cường phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật để mô hình này nhân rộng hiệu quả và thật sự đem lai lợi ích kinh tế cho người dân.