Khôi phục rừng ngập mặn ven biển để thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) và những tác động của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều địa phương ven biển. Và một trong những giải pháp căn cơ mà các địa phương ven biển ĐBSCL đã và đang thực hiện là trồng rừng, khôi phục lá chắn rừng phòng hộ ven biển.

Đê biển Tân Thành (Tiền Giang) trở nên mong manh trước biển, bởi những cánh rừng ngập mặn xung yếu đê đã bị tàn phá.
Đê biển Tân Thành (Tiền Giang) trở nên mong manh trước biển, bởi những cánh rừng ngập mặn xung yếu đê đã bị tàn phá.

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), tổng diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp ven biển các tỉnh ĐBSCL là 120.430ha. Trong đó đất có rừng 91.906ha, đất chưa có rừng 28.524ha. Qua khảo sát, hiện trạng rừng ngập mặn (RNM) ĐBSCL manh mún, không liền vùng, liền khoảng mà phân bố rải rác, ở các tỉnh Cà Mau (70,2%), còn lại 29,8% phân bổ rải rác dọc theo ven biển của 7 tỉnh (Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tiền Giang, Kiên Giang).

Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, trong tổng số gần 1.260km đê biển của vùng ĐBSCL hiện có 479km chưa có đai rừng phòng hộ. Nhiều đoạn bờ biển và cửa sông đang bị xói lở nghiêm trọng với tổng chiều dài hơn 310km, tập trung ở Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre... Ngoài ra, tình trạng nuôi trồng, khai thác thủy sản tự phát cũng là những nguyên nhân khiến hệ sinh thái RNM bị đảo lộn, diện tích và chất lượng không ngừng suy giảm.

Trước tác động của BĐKH, nước biển dâng và tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, việc quản lý, bảo vệ và phát triển RNM nhằm chống xói lở, bảo vệ đê biển rất cấp bách. Các địa phương ở vùng ĐBSCL ngoài thực hiện dự án trồng 5 triệu ha rừng của Quốc gia đã tranh thủ phối hợp thực hiện các dự án hợp tác phát triển rừng tại các vùng đất ngập nước ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh… Qua đó góp phần bảo vệ và phát triển RNM tốt hơn.

Bên cạnh những nỗ lực từ các Bộ, ngành và cấp chính quyền trong việc khôi phục RNM, cư dân vùng ven biển ĐBSCL đã hiểu ra những giá trị từ biển và đang ra sức bảo vệ rừng, làm giàu từ rừng. Như ở khu vực Bãi Ngang (xã Long Hòa, huyện Châu Thành, Trà Vinh), hơn 10 năm trước, nạn phá rừng đã gây sạt lở nghiêm trọng khu vực này. Song, giờ Bãi Ngang đang hồi sinh nhờ chính sách giao khoán rừng...

CAND
Đăng ngày 04/01/2013
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 15:48 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 15:48 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 15:48 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 15:48 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 15:48 20/11/2024
Some text some message..