Khơi thông lại thị trường Arab Saudi cho cá tra Việt Nam

Trung Đông là 1 thị trường quan trọng của cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, XK cá tra sang khu vực này đang bị ảnh hưởng đáng kể bởi lệnh tạm dừng NK tại Arab Saudi, áp dụng từ đầu năm nay.

Khơi thông lại thị trường Arab Saudi cho cá tra Việt Nam
Chế biến cá tra XK (Ảnh: Lê Hoàng Vũ)

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP, năm 2017, Trung Đông là thị trường XK lớn thứ 5 của cá tra Việt Nam (sau Trung Quốc - Hong Kong, Mỹ, EU và ASEAN) với giá trị đạt 290,4 triệu USD. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm nay, giá trị XK cá tra sang khu vực Trung Đông chỉ đạt 130,8 triệu USD. Như vậy, đến hết năm nay, XK cá tra sang Trung Đông không thể nào đạt mức 200 triệu USD, tức là kém rất xa so với 290,4 triệu USD của năm ngoái.

Giá trị XK cá tra sang Trung Đông giảm mạnh, do nguyên nhân chính là do hồi tháng 1 năm nay, Arab Saudi đã ban hành lệnh tạm dừng nhập khẩu đối với mặt hàng thủy sản, động vật giáp xác và các sản phẩm từ thủy sản xuất khẩu của Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 23/1/2018).

Lệnh tạm dừng nhập khẩu nói trên đã ảnh hưởng lớn tới XK cá tra sang Arab Saudi, mà đây lại là 1 trong 3 nước NK cá tra nhiều nhất tại khu vực Trung Đông trong 3 năm qua. Năm 2017, Arab Saudi là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam ở khu vực Trung Đông khi đạt giá trị 53,4 triệu USD, cao gấp đôi so với 2 thị trường lớn tiếp theo là UAE và Ai Cập. Thế nhưng, từ khi lệnh tạm dừng NK được ban hành, XK cá tra sang Arab Saudi đã bị ngưng trệ. Trong 6 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang Arab Saudi chỉ đạt 10,6 triệu USD, giảm tới 60,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, XK cá tra sang 2 nước khác thuộc khu vực Trung Đông là UAE và Ai Cập lại tiếp tục tăng trưởng rất ấn tượng. Trong 10 tháng đầu năm nay, giá trị XK cá tra sang UAE đã đạt 44,56 triệu USD, tăng tới 135,2% so với cùng kỳ 2017; sang Ai Cập đạt 30,9 triệu USD, tăng 26,4%. Dự báo trong 2 tháng còn lại của năm, XK cá tra sang UAE và Ai Cập tiếp tục tăng trưởng ở mức cao.

Sự tăng trưởng mạnh ở UAE và Ai Cập cho thấy tiềm năng đẩy mạnh XK cá tra sang khu vực Trung Đông là rất lớn, khi mà hầu hết cư dân khu vực này phụ thuộc vào nguồn protein từ thủy hải sản. Ngoài ra, Trung Đông còn là nơi tập trung, luân chuyển nguồn hàng thủy sản sang các thị trường khác ở Bắc Phi, Tây Á. Các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của thị trường Trung Đông cũng không khắt khe như các thị trường Mỹ, EU hay Nhật.

Chính vì vậy, việc đấu tranh để khơi thông lại con đường XK cá tra và các mặt hàng thủy sản khác sang Arab Saudi đang là vấn đề được các DN thủy sản quan tâm. Vì nếu thị trường quan trọng này được khơi thông trở lại, XK cá tra sang khu vực Trung Đông đầy triển vọng tăng trưởng tốt trong ít nhất là 2 năm tới.

Khó khăn nhất trong việc đáp ứng yêu cầu NK của Arab Saudi là cơ quan chức năng nước này yêu cầu Việt Nam phải phê chuẩn “Chương trình chăn nuôi Halal”. Theo đó, các lô hàng thủy sản XK sang thị trường Arab Saudi phải kèm theo Giấy chứng nhận Halal (Chứng nhận Halal là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan của bên thứ 3 để xác nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn Halal và luật Shari’ah. Người Hồi giáo chỉ tin dùng những sản phẩm có dấu chứng nhận Halal). Thậm chí, thức ăn thủy sản sử dụng tại các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi trồng phải đáp ứng yêu cầu Halal. Tuy nhiên, hiện nay, việc chứng nhận này tại Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn và mới chỉ chứng nhận cho các DN chế biến thủy sản và sản phẩm Halal.

NNVN
Đăng ngày 06/12/2018
Sơn Trang - Nguyễn Thủy
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 02:45 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 02:45 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 02:45 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 02:45 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 02:45 19/11/2024
Some text some message..