Không kê khai nuôi thuỷ sản: Người dân bị thiệt kép

Theo quy định của Luật Thủy sản, việc kê khai ban đầu là điều kiện bắt buộc để Nhà nước xem xét hỗ trợ người nuôi thủy sản khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được người nuôi thủy sản quan tâm, còn chính quyền các địa phương cũng không chú trọng.

Nuôi trồng thuỷ sản gặp rất nhiều rủi ro như thiên tại, bão lũ nên việc kê khai ban đầu là vô cùng cần thiết

Mưa bão vào cuối năm 2020, khiến người nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là ở các huyện Bình Sơn, Lý Sơn và TX.Đức Phổ bị thiệt hại nặng nề, với trên 42 ha cá, 25,5 ha tôm và 471 lồng bè bị hư hỏng, nước cuốn trôi. Đặc biệt, hàng chục hộ nuôi thủy sản lồng bè ở huyện đảo Lý Sơn bị mất trắng, tổng thiệt hại hàng chục tỷ đồng.  

Ông Bùi Văn Lý, ở huyện Lý Sơn cho biết: “Gia đình tôi nuôi 30 lồng, với khoảng 1.000 con cá bớp, cá mú. Đợt lũ lụt sau bão số 9 năm 2020, lồng nuôi cá bớp bị nước cuốn trôi, cộng với cá bị sốc nước ngọt nên chết khá nhiều. Giờ gia đình gặp rất nhiều khó khăn”. Trong khi đó, ông Lê Văn Hết, ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) cũng lâm vào cảnh nợ nần, khi có hơn 1.000 con cá bớp, trong đó có khoảng 50% cá để phục vụ thị trường tết Nguyên đán Tân Sửu, đã bị thiệt hại do ảnh hưởng của đợt mưa bão hồi cuối năm 2020. Vì vậy, ông Hết, ông Lý cũng như nhiều hộ nuôi thủy sản lồng bè trên địa bàn tỉnh mong muốn được nhà nước hỗ trợ, để sớm ổn định và tái sản xuất.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Thủy sản, điều kiện để được hỗ trợ thiệt hại do thiên tai là khu vực nuôi thủy sản lồng bè phải thuộc vùng quy hoạch, nhưng những hộ nuôi thủy sản ở huyện Bình Sơn và TX.Đức Phổ lại nằm ngoài quy hoạch. Trong khi đó, khu vực huyện Lý Sơn là vùng được tỉnh quy hoạch nuôi biển, nhưng người dân lại chưa quan tâm đến việc kê khai nuôi thủy sản, hoặc thực hiện chưa đúng như quy định về số lượng lồng nuôi, chủng loại và số lượng thủy sản, cũng như diễn biến trong suốt quá trình nuôi. Trong khi đây là điều kiện bắt buộc để thực hiện chính sách hỗ trợ. 

Còn chính quyền địa phương cũng chỉ nắm bắt, thống kê chung chung về số lượng bè nuôi, con giống thả nuôi đầu vụ, sản lượng thương phẩm trong kỳ thu hoạch... Vì vậy, khi xảy ra thiệt hại, việc thực hiện các thủ tục hỗ trợ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi theo quy định, UBND cấp xã, phường có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào bản kê khai thủy sản ban đầu của người dân, trước khi họ tổ chức thả con giống. Ngoài ra, người nuôi thủy sản cũng phải cung cấp đầy đủ các loại giấy kiểm dịch, giấy xác nhận về nguồn gốc và chất lượng con giống...


Thủy sản chết, lồng bè bị hư hại, nhưng vì không kê khai ban đầu, lại nuôi ngoài quy hoạch nên nhiều hộ dân không được Nhà nước hỗ trợ.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, dù đơn vị này đã phối hợp với các địa phương và ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, cũng như thực hiện nhiều biện pháp để quản lý các vùng nuôi thủy sản lồng bè trên địa bàn tỉnh, nhưng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại. Nhất là tình trạng người nuôi chưa quan tâm và hầu như không yêu cầu người bán cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, xét nghiệm bệnh cũng như giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ lô giống. 

Đặc biệt, việc “né” kê khai thủy sản ban đầu, vừa khiến người dân bị thiệt “kép” (do không được Nhà nước hỗ trợ), vừa “làm khó” cơ quan quản lý. Bởi khi xảy ra thiệt hại, có tình trạng người dân nâng khống số lượng thủy sản, để được hỗ trợ nhiều. Vì vậy, thời gian tới, Chi cục Thủy sản tỉnh tiếp tục phối hợp với các địa phương quản lý chặt chẽ việc nuôi thủy sản, nhất là thủy sản lồng bè; yêu cầu hộ nuôi thực hiện kê khai cụ thể số lượng, cũng như diễn biến trong quá trình nuôi.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 24/02/2021
Thanh Phong
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 11:44 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 11:44 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 11:44 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 11:44 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 11:44 25/04/2024