Không nên nuôi tôm chuyên canh, thâm canh

Tình hình bùng phát dịch bệnh trên tôm nuôi từ năm 2011 đến nay đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho gần 50.000 nông dân nuôi tôm ở Sóc Trăng và nhiều tỉnh thành vùng duyên hải.

hệ thống nuôi tôm thâm canh
Hệ thống ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.

Có nhiều nguyên nhân gây thiệt hại cho tôm nuôi, trong đó ô nhiễm môi trường vùng nuôi từ mô hình nuôi thâm canh là yếu tố hàng đầu. Kết quả nghiên cứu “hội chứng tôm chết sớm” cũng chỉ ra nguyên nhân từ hình thức nuôi độc canh, nuôi tăng vụ. Sóc Trăng là vùng nuôi thâm canh trọng điểm của cả nước và chính những vùng nuôi này đã phải trả giá trong những năm vừa qua.

Tại Hội Nghị sơ kết tình hình nuôi tôm nước lợ của tỉnh trong 6 tháng đầu năm, lãnh đạo UBND Tỉnh đã chỉ đạo ngành chuyên môn tập trung tuyên truyền, khuyến cáo người nuôi phải thực hiện tốt lịch thời vụ, những vùng có điều kiện ứng dụng quy trình luân canh tôm – lúa cần phát huy triệt để, vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh phải cắt vụ để đảm bảo an toàn mầm bệnh cho vụ nuôi tiếp theo. Nhiệm vụ trước mắt là phải hướng dẫn người nuôi nắm được các biện pháp hạn chế thiệt hại của Hội chứng hoại tử gan, tụy do vi khuẩn Vibrio gây nên.

Vào thời điểm cuối vụ nuôi năm nay, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Sóc Trăng cảnh báo sẽ bùng phát diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng và tình trạng nuôi quanh năm không theo lịch thời vụ khuyến cáo.  Đây là 2 vấn đề rất đáng lo ngại vì môi trường ao nuôi, vùng nuôi chưa thật sự hồi phục, mức độ nuôi thâm canh sẽ tiếp tục gây áp lực đối với môi trường và một khi không thể cắt vụ thì mầm bệnh sẽ tiếp tục tồn lưu trong vùng nuôi vì vi khuẩn Vibrio lây nhiễm từ tôm sang tôm.  Thạc sĩ Võ Văn Bé, Phó GĐ Trung Tâm Khuyến Nông Sóc Trăng phân tích: “kết quả nghiên cứu về hội chứng tôm chết sớm là do vi khuẩn Vibrio gây ra và loại vi khuẩn này lây nhiễm từ tôm – sang tôm. Và tồn lưu trong môi trường ao nuôi rất lâu, nếu như chúng ta không cắt vụ thì chúng ta cũng không thể cắt mầm bệnh. Lịch thời vụ là rất quan trọng vì nó dựa trên các yếu tố thời tiết, môi trường… nếu hộ nuôi trái vụ, hộ không nuôi cũng làm ảnh hưởng đến diện tích toàn vùng”.

Ngành Nông Nghiệp cũng khuyến cáo bà con không nên phát triển ào ạt diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, bởi đây là đối tượng đòi hỏi công trình ao nuôi phải hết sức hoàn thiện, chi phí cao, kỹ thuật chăm sóc nghiêm ngặt hơn so với nuôi tôm sú. Năm nay, nhiều hộ nuôi tôm sú chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, trong những tháng đầu vụ nuôi thì diện tích đã tăng gấp 3 lần so với năm trước, từ nay đến cuối năm diện tích này sẽ tiếp tục tăng lên.

Điều mà ngành chuyên môn lo lắng hiện nay là công trình ao nuôi chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đối với nuôi tôm thẻ chân trắng. Lê Văn Hăng, Chi Cục nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng cho biết “Trước tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng thuận lợi hơn, có khả năng thu hồi vốn khi có thiệt hại nên bà con tập trung nuôi thẻ chân trắng. Có thể từ nay đến cuối năm diện tích thẻ sẽ tăng từ 6.000 ha hiện nay lên hơn 12.000 ha vào cuối vụ. Đây là vấn đề rất khó, chúng tôi đề nghị bà con phải nuôi có quy hoạch, công trình nuôi phải an toàn hơn, quản lý chăm sóc phải đúng yêu cầu kỹ thuật, trong khi bà con nông dân mình chuyên nuôi tôm sú, kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chưa nhiều, công trình ao nuôi chưa đảm bảo”.

Nếu tính từ đầu vụ đến nay thì mức độ thiệt hại trên tôm nuôi là 5.155 ha, trong đó tôm thẻ chân trắng thiệt hại 1.783 ha, do thời gian nuôi ngắn nên diện tích tôm thẻ bị thiệt hại có thu hoạch chiếm khoảng 40%. Chính vì khả năng thu hồi được vốn, thời gian nuôi ngắn nên đa phần nông dân có xu thế mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng.

PT-TH Sóc Trăng
Đăng ngày 08/07/2013
Văn Hòa
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 01:55 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 01:55 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 01:55 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 01:55 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 01:55 19/04/2024