Khu vực biển Vạn Giã: Khó hài hòa các lợi ích

Ở thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), phía bãi biển được xem là mặt tiền của địa phương chỉ kéo dài chưa đầy 1km. Bên cạnh cảng cá, hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS), nơi đây còn là điểm tắm biển của người dân. Thế nhưng, việc hài hòa giữa các công năng của khu vực biển này không hề dễ dàng.

lồng bè thủy sản
Lồng bè nuôi trồng thủy sản án ngữ trước bãi biển Vạn Giã

Nhộn nhịp bãi biển Vạn Giã

Từ sáng sớm cho đến đêm khuya, cảng cá, chợ cá Vạn Giã hoạt động khá xôm tụ. Đây là nơi vận chuyển thức ăn thủy sản, phục vụ việc NTTS tại các đảo ở xã Vạn Thạnh và khu vực gần đó. Đồng thời, nhiều ngư dân đánh bắt gần bờ cũng chọn cảng cá, chợ cá Vạn Giã làm nơi trao đổi, giao thương hậu cần nghề cá. Ước tính mỗi ngày, có tới hàng chục tấn hải sản, thức ăn thủy sản luân chuyển qua khu vực này.

Lượng tàu bè ra vào cảng khá đông, nhưng lâu nay lại vướng vào hàng chục lồng bè NTTS được bố trí ngay trước mặt cảng cá, cách bờ biển chỉ khoảng vài trăm mét. Những lồng bè NTTS này xuất hiện khoảng 3 năm nay, khi ntôm hùm ở khu vực biển Đầm Môn (xã Vạn Thạnh) liên tiếp bị dịch bệnh hoành hành, người nuôi trồng bị thua lỗ nên kéo lồng bè về đây để tá túc. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, nhiều hộ dân đã dùng những chiếc bè này để nuôi cá, hàu, chủ yếu là nuôi cá bớp. Rồi như được “trời thương”, việc nuôi trồng tại đây hết sức thuận lợi. Một hộ có lồng bè tại đây cho biết: “Nuôi hải sản ở đây vừa gần bờ, gần nhà, chi phí giảm. Đặc biệt, con nước ở đây rất phù hợp cho cá bớp phát triển tốt hơn so với nuôi ở ngoài khơi”. Có lẽ vì vậy, nên số lượng bè NTTS xuất hiện ngày càng nhiều, có thời điểm lên tới 60 lồng bè tá túc ngay trước bãi biển Vạn Giã, tạo nên một “hàng rào” khiến tàu bè ra vào cảng cá bị vướng víu, rất bất tiện.

Ngoài cảng cá và lồng bè, bãi biển Vạn Giã còn là nơi người dân thường tắm biển. Tuy nhiên, bãi tắm lại lọt thỏm giữa cảng cá và khu vực lồng bè. Vì vậy, bên cạnh yếu tố môi trường, dân sinh, thật khó để có thể coi đây là mặt tiền của một đô thị khi nhìn cảnh nhếch nhác, mất mỹ quan mà khu vực bãi biển nơi đây đang phải gánh chịu.

Quyết tâm di dời

Từ lâu, vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực cảng cá, chợ cá Vạn Giã khiến người dân bức xúc. Mặc dù chính quyền địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu từ chợ cá đến môi trường, trật tự đô thị... nhưng việc một chợ cá nằm ngay trung tâm nội thị, không có hệ thống xử lý nước, rác thải quy chuẩn thì không thể tránh khỏi việc gây ô nhiễm. Theo lãnh đạo UBND huyện Vạn Ninh, sau khi cảng cá tại xã Vạn Thắng hoàn thành việc đầu tư nâng cấp theo hình thức xã hội hóa, cảng cá Vạn Giã sẽ được chuyển về đây. Hiện nay, cảng cá Vạn Thắng đã hoàn tất các thủ tục đầu tư.

Tính đến tháng 8-2015, khu vực bãi biển Vạn Giã có tới 47 lồng bè nuôi cá và hàu. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Công Bằng - Chủ tịch UBND thị trấn Vạn Giã cho biết: “Các cơ quan chức năng đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra, nhưng tại thời điểm đó, phần lớn số hộ NTTS không có mặt tại bè. Hơn nữa, địa phương không có lực lượng chuyên trách, thường xuyên túc trực, kiểm tra để kịp thời ngăn chặn nên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, UBND thị trấn đã có báo cáo, kiến nghị UBND huyện quan tâm chỉ đạo các ngành nghiên cứu, khảo sát lại vùng nuôi phù hợp cho việc phát triển từng loài thủy sản để các địa phương vận động nhân dân đến vùng nuôi được thuận lợi, trên cơ sở tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế hộ gia đình. Bên cạnh đó, hiện nay, quy hoạch chi tiết NTTS vùng mặt nước vịnh Vân Phong - huyện Vạn Ninh đã hết hiệu lực, UBND huyện Vạn Ninh đang xem xét ra quyết định thay thế quyết định này, chỉ đạo các ngành chức năng xác định vị trí, cắm mốc vùng quy hoạch để UBND thị trấn có cơ sở vận động người dân nuôi trồng theo đúng quy hoạch, ổn định lâu dài”.

Rõ ràng, hoạt động NTTS cũng như cảng cá, chợ cá đã và đang để lại hình ảnh chưa đẹp cho bãi biển Vạn Giã, ảnh hưởng đến môi trường. Việc di dời các hoạt động này đến địa điểm phù hợp hơn cũng đã được các ngành chức năng huyện Vạn Ninh đặt ra và sẽ có biện pháp quyết liệt hơn để giải quyết dứt điểm trong thời gian tới.

Báo Khánh Hòa, 30/09/2015
Đăng ngày 30/09/2015
H.Đ
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 18.9, tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huấn nuôi tôm
• 09:00 21/09/2024

Bình Định hỗ trợ hơn 91 tỷ đồng cho các tàu cá trong đợt 2/2024

Vừa qua UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 3210 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2024 phê duyệt Đợt 02 năm 2024 các tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu Bình Định
• 09:00 16/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 17:25 29/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:25 29/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 17:25 29/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 17:25 29/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 17:25 29/09/2024
Some text some message..