Khung lịch thời vụ nuôi tôm Cà Mau năm 2019

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau vừa triển khai hướng dẫn khung lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2019 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Khung lịch thời vụ nuôi tôm Cà Mau năm 2019
Nuôi tôm Cà Mau.

Theo đó, đối với nuôi thâm canh, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, được khuyến cáo nuôi 01 vụ trong năm đối với tôm sú (riêng đối những vùng có điều kiện thích hợp có thể nuôi vụ thứ 02); nuôi 02 vụ trong năm đối với tôm thẻ chân trắng (riêng đối với nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng có thể nuôi 3- 4 vụ/năm). Thời gian còn lại tập trung cải tạo ao đầm. Thời gian thả giống vụ 01 từ tháng 01 đến tháng 7 và vụ 2 từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2019. Quá trình nuôi thực hiện nghiêm túc theo Quyết định số 1874, ngày 16/10/2017 của UBND tỉnh Cà Mau ban hành quy định tạm thời điều kiện nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Đối với nuôi tôm quảng canh cải tiến, số vụ nuôi được khuyến cáo nuôi 2 vụ trong năm. Tuy nhiên, phải có thời gian phơi đất ít nhất là 45 ngày giữa 02 vụ nuôi. Thời gian thả giống vụ 01 từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2019 và vụ thứ 2 từ tháng 11/2019. Quá trình nuôi lưu ý thực hiện theo hướng dẫn số 138, ngày 10/11/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tiêu chí nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Đối với nuôi tôm quảng canh, được khuyến cáo thả nuôi quanh năm, nhưng để có thời gian cải tạo đất, nên cắt vụ tại thời điểm sên, vét ao, đầm trong năm từ ngày 15/8 đến ngày 15/10. Thời gian thả giống từ đầu tháng 01 đến hết tháng 7 và bắt đầu thả giống lại từ tháng 11 đến hết tháng 12 năm 2019.

Đối với nuôi tôm kết hợp với rừng tại địa bàn huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Phú Tân thì nuôi quanh năm, khuyến cáo thả tôm giống từ 3 – 4 đợt trên năm, nhưng để có thời gian cải tạo đất, nên cắt vụ tại thời điểm sên, vét ao, đầm trong năm từ ngày 15/8 đến ngày 15/10 và thời gian thả giống từ tháng 01 đến tháng 7 và bắt đầu thả giống lại từ tháng 11 đến hết tháng 12 năm 2019.

Đối với nuôi tôm kết hợp với trồng lúa số vụ nuôi từ 01 vụ/năm và thời gian thả giống từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2019.

Đối với nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa, số vụ nuôi từ 01 vụ/năm và thời gian thả giống từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2019. Đối với các đối tượng thủy sản mặn lợ khác như cua biển, sò huyết, cá chẽm, cá nâu... nên áp dụng lịch thời vụ thả giống trùng với lịch thời vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến. Đối với các đối tượng nuôi nước ngọt như cá chình, cá bống tượng, cá rô, cá lóc... khuyến cáo thời gian thả giống vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5 đến tháng 6 nhằm chủ động nguồn nước.

Camau.gov
Đăng ngày 02/01/2019
Mai Thành
Nuôi trồng

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 22:35 28/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 22:35 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 22:35 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 22:35 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 22:35 28/09/2023