Khung lịch thời vụ thả giống nuôi trồng thủy sản năm 2018 tỉnh Hà Tĩnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh hướng dẫn khung lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2018 nhằm giúp bà con chủ động trong sản xuất đảm bảo hiệu quả, hạn chế những ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.

Khung lịch thời vụ thả giống nuôi trồng thủy sản năm 2018 tỉnh Hà Tĩnh
Ảnh minh họa

I. Đối với nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ

1. Nuôi tôm

1.1. Nuôi tôm thẻ chân trắng:

          - Đối với nuôi trên cát: Chỉ nên nuôi 02 vụ/năm.

+ Mật độ thả giống từ 100 - 120 con/m2 (cỡ giống PL12 trở lên).

+ Thời điểm thả giống:

Nuôi chính vụ từ tháng 3 - 8 năm 2018.

Nuôi tôm vụ đông (những vùng nuôi có cơ sở hạ tầng nuôi tốt, môi trường nước ổn định): thả giống từ đầu tháng 9 đến hết tháng 9 năm 2018)

- Đối với nuôi vùng triều: Chỉ nên nuôi 01 vụ/năm.

+ Mật độ thả giống dưới 80 con/m2 (cỡ giống PL12 trở lên).

+ Thời điểm thả giống: từ tháng 4 - 8 năm 2018.

1.2. Nuôi tôm sú:

- Số vụ nuôi: 01 vụ/năm.

- Mật độ thả giống: dưới 15 con/m2.

- Thả giống:  từ tháng 4 - 6 năm 2018.

* Lưu ý: Những vùng nuôi tôm thường xuyên bị bệnh đốm trắng nên thả chậm hơn (khi thời tiết đã ấm hẳn); những vùng thấp triều có thể bị ảnh hưởng do bão, lụt không nên thả quá muộn để tránh bão, lụt.

2. Nuôi các đối tượng khác

Tuỳ đối tượng nuôi, tuỳ vùng nuôi lựa chọn thời điểm thả giống sao cho các yếu tố môi trường phù hợp với đặc tính sinh trưởng của đối tượng thả nuôi.

- Thời gian thả giống từ tháng 4 - 6/2018.

- Đối tượng thả nuôi: Nghêu, cá vược, cá chim vây vàng, cá hồng mỹ, cá mú, cá đối mục...

          II. Đối với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt

- Đối tượng nuôi gồm các loài cá như: cá mè, cá chép, cá trắm, cá lóc, cá rô phi, cá diêu hồng...

          - Thời gian thả giống: Thả giống tháng 4 - 6/2018;

          - Mật độ thả giống:

          + Đối với nuôi ao: từ 2 - 3 con/m2

          + Đối với nuôi lồng: từ 20 - 25 con/m2 (Lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện thủy lý, thủy hóa của từng địa phương. Khi có mưa, bão cần kịp thời di dời lồng nuôi hoặc đưa các đối tượng nuôi lồng ở sông vào nuôi trong ao trong thời gian chịu ảnh hưởng do mưa, lũ).

          Trên cơ sở khung lịch thời vụ Nuôi trồng thủy sản chung, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố:

+ Xây dựng khung lịch thời vụ cụ thể và phù hợp cho từng địa phương.

+ Đối với nuôi tôm: khuyến cáo các vùng, cơ sở nuôi liên kết với cơ sở sản xuất giống trong việc cung ứng; ký kết hợp đồng để tăng trách nhiệm của người sản xuất giống trong việc bảo đảm chất lượng con giống. Khuyến cáo người nuôi nên ương dưỡng và sử dụng con giống cở lớn để nuôi thương phẩm, do vậy cơ sở cần có bể, ao ương để ương dưỡng giống trước khi thả nuôi ít nhất 20 ngày.

+ Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn phổ biến lịch thời vụ, quản lý chặt chẽ việc thả giống, tổ chức hướng dẫn kỹ thuật cho người dân và nghiêm túc triển khai thực hiện kiểm soát con giống và các yếu tố đầu vào.

Chi cục thủy sản Hà Tĩnh
Đăng ngày 05/02/2018
Hữu Công
Nuôi trồng

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:00 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 10:13 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:15 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 10:40 06/12/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:38 09/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 02:38 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 02:38 09/12/2023

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
• 02:38 09/12/2023

Thêm giải pháp bền vững từ Grobest giúp người nuôi tôm về đích thành công

Trong thời gian hiện nay, ngành tôm Việt đang dịch chuyển theo xu hướng phát triển bền vững. Theo đó, việc áp dụng công nghệ và giải pháp mới trong quy trình nuôi được xem là yếu tố tiên quyết cho một mùa tôm về đích thành công, cũng như là sự chuẩn bị cho các vụ mùa sau.

Tôm thẻ
• 02:38 09/12/2023