Khung mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2018

Để chủ động mùa vụ nuôi tôm, thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất năm 2018, Tổng cục Thủy sản hướng dẫn Khung mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2018 đến các địa phương ven biển như sau:

Khung mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2018
Bà con nuôi tôm theo dõi lịch thời vụ để đảm bảo hoạt động sản xuất hiệu quả.

Khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ

1. Đối với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

- Nuôi tômsú: thả giống từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2018.

- Nuôi tôm thẻ chân trắng:

+ Nuôi chính vụ: thả giống từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018.

+ Nuôi tôm vụ đông (những vùng nuôi có cơ sở hạ tầng tốt, môi trường nước ổn định): thả giống từ giữa tháng 9 đến hết tháng 10 năm 2018.

2. Đối với các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên

- Tôm sú: thả giống từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2018.

- Tôm thẻ chân trắng: thả giống từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018.

3. Đối với các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận

- Tôm sú:

+ Nuôi thâm canh, bán thâm canh: thả giống từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018.

+ Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến: thả giống từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018 (một số địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến cuối tháng 9 năm 2018).

- Tôm thẻ chân trắng: thả giống từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2018 (một số địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận có thể thả giống đến tháng 12 năm 2018).

4. Đối với các tỉnh Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh)

- Tôm sú:

+ Nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến: thả giống từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2018.

+ Nuôi quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm rừng: thả giống từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018.

- Tôm thẻ chân trắng: thả giống từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2018 (một số cơ sở có điều kiện hạ tầng đảm bảo có thể thả giống đến tháng 10 năm 2018).

5. Đối với các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Tôm sú:

+ Nuôi thâm canh, bán thâm canh: thả giống từ tháng 1 đến tháng 9 và tháng 11 đến tháng 12 năm 2018.

+ Nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm: thả giống quanh năm.

+ Nuôi quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm rừng: thả giống từ tháng 11 năm trước đến tháng 8 năm sau.

+ Nuôi luân canh tôm – lúa: thả giống từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018. Sau đó thu hoạch và sạ lúa vào tháng 8 đến tháng 10 năm 2018.

- Tôm thẻ chân trắng: thả giống từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018.

6. Đối với hình thức nuôi tôm trong hệ thống ao nuôi có mái che

Các địa phương có cơ sở nuôi trong hệ thống ao có mái che; có điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo; kiểm soát tốt các yếu tố môi trường; chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh cóthể thả giống quanh năm.

II. QUẢN LÝ MÙA VỤ THẢ GIỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ven biển:

- Căn cứ vào khung mùa vụ chung, tình hình thực tế ở từng địa phương để xây dựng lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ cụ thể, phù hợp cho từng vùng sinh thái trên địa bàn.

- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở phối hợp với các địa phương phổ biến lịch mùa vụ, tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, quản lý chặt chẽ việc thả giống.

- Triển khai các nhiệm vụ kiểm soát tốt chất lượng con giống, các yếu tố đầu vào dùng trong nuôi trồng thủy sản.

- Khuyến cáo các cơ sở/vùng nuôi liên kết với Hiệp hội tôm giống/cơ sở sản xuất giống có uy tín để cung ứng giống; ký kết hợp đồng để tăng trách nhiệm của người sản xuất giống trong việc đảm bảo chất lượng con giống, đồng thời giúp cho việc quản lý chất lượng giống từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được tốt hơn.

- Khuyến cáo người nuôi nên ương dưỡng và sử dụng con giống cỡ lớn để thả nuôi thương phẩm, do vậy cơ sở nuôi cần có bể, ao nương để ương dưỡng giống trước khi thả nuôi ít nhất 20 ngày.

2. Đối với những tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, ngay từ đầu vụ cần tăng cường kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, kiểm tra việc sử dụng tôm bố mẹ theo đúng quy định để đảm bảo sản xuất ra con giống chất lượng cao phục vụ sản xuất.

3. Đối với quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi quảng canh cải tiến tại ĐBSCL: Nghiêm túc thực hiện theo văn bản số 3278/BNN-TCTS ngày 19/4/2017, có tổng kết đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế, xã hội để có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý cho các năm tiếp theo.

Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố ven biển trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Tổng cục Thủy sản.

Khuyến Nông Quốc Gia
Đăng ngày 05/01/2018
BBT
Nông thôn
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Bình Định: Chú trọng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một trong những giải pháp được UBND tỉnh Bình Định chú trọng thực hiện nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Theo đó đến nay tỉnh đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực

San hô
• 14:31 09/06/2023

Trà Ổ, Tiếng gọi yêu thương

Tôi vẫn nhớ như in lần đầu tiên đến với đầm Trà Ổ. Đó là một ngày mát trời, đoàn công tác chúng tôi có mặt tại trụ sở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ để tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ.

Đầm Trà Ổ
• 11:33 08/06/2023

Nông dân Vĩnh Long nuôi thành công loài "thủy quái" lại trúng lớn

Dựa vào lợi thế sẵn có và điều kiện thuận lợi của địa phương, một số nông dân sống cặp sông Tiền thuộc khu vực 4 xã cù lao của huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) phát triển mô hình nuôi cá cóc trong lồng bè mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá cóc
• 14:28 05/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 11:22 02/06/2023

Người nuôi tôm Nghệ An sử dụng máy phát điện "khủng" đối phó với mất điện

Vào mùa Hè nắng nóng đòi hỏi hệ thống quạt nước hoạt động liên tục để cung cấp đủ ô xy trong ao tôm, do đó việc mất điện lưới liên tục khiến người nuôi tôm thấp thỏm lo âu. Chủ động phương án cứu tôm mỗi khi mất điện, có những chủ đầm đã phải sử dụng máy phát điện "khủng".

Máy phát điện
• 21:29 10/06/2023

Nhiều loại cá nuôi bán được giá

Nhiều loại cá nuôi như cá lóc, cá sặc rằn, cá thát lát, cá bống kèo… đang bán mức giá khá cao, người nuôi khá phấn khởi.

Bán cá
• 21:29 10/06/2023

Danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới

Trai qua những biến động và dịch bệnh và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Thứ hạng xuất khẩu tôm ở các nước cũng vì thế mà có sự thay đổi vị trí. Dưới đây là danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới (Tính đến 2021).

Tôm thẻ
• 21:29 10/06/2023

Liên minh cần thiết và cấp bách trong ngành tôm

Trong bối cảnh ngành tôm đang khó trong lẫn ngoài, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận đã chủ động ngồi lại để tìm cách nâng cao tỷ lệ nuôi tôm thành công.

Ao tôm
• 21:29 10/06/2023

Bình Định: Chú trọng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một trong những giải pháp được UBND tỉnh Bình Định chú trọng thực hiện nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Theo đó đến nay tỉnh đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực

San hô
• 21:29 10/06/2023